- Nước ta có khoảng 400 tượng đài cấp Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện đầu tư, kinh phí từ chục tỉ đến cả ngàn tỉ đồng.
- Tượng đài danh nhân địa phương đã thành “phong trào”, không tỉnh, thành nào là không có tượng đài. Phong trào đến nỗi có tỉnh còn tị nạnh nhau vì không có tượng đài.
- Giờ lại có cả tượng ngành nữa bác ạ.
- Dựng tượng ngành cũng thấy sao sao ấy. Vua Lý Thái Tông ra bộ luật “Hình thư” đầu tiên nhưng cụ thể thế nào thì nhiều nhả sử học cũng... chưa rõ.
- Quả là buồn khi định dựng tượng ở các trụ sở tòa án không xong thì rút lại chỉ dựng tượng ở TANDTC, và không dùng... tiền ngân sách.
- Xem ra lý do dựng tượng đều là giáo dục truyền thống và hình như chi phí dựng tượng nào cũng phát sinh để rồi có những tượng bị bỏ hoang như tượng đài ở Ninh Bình.
- Còn lý do nữa là bất chấp khả năng kinh tế, bất chấp ý nguyện của cộng đồng, chỉ cần theo ý chí chủ quan của lãnh đạo.
- Chao ôi, địa phương phải có tượng đài rồi ngành nào cũng phải có thì sẽ ra sao nhỉ.
- Đến đang chống dịch mà người ta còn thổi giá thì việc xây tượng đài liệu có chuyện 100 tấn đồng đã bị rút ruột, gây thất thoát hàng tỷ đồng như ở tượng đài Chiến thắng Điện Biên Phủ năm nao không nhỉ.
- Giá mà tiền xây tượng dùng để xây trường học, cầu cống, đáp ứng nhu cầu an sinh xã hội trong khi nước còn nghèo, dân còn khổ, mới là những tượng đài đẹp nhất trong lòng dân.