Những phong cảnh ngoạn mục chứa đựng trong những bức ảnh này, cũng như những tình huống kỳ lạ dẫn đến sự ra đời của chúng, đôi khi có thể là yếu tố khiến những tấm ảnh này trở nên nổi tiếng như vậy.
Một ngôi sao băng nhìn từ trên cao
Khi muốn xem một ngôi sao băng trông như thế nào, bạn sẽ gần như hình dung ra ngay một vệt sáng lao qua bầu trời đêm. Đó là điều tự nhiên khi chúng ta đã quen với việc chỉ nhìn thấy những ngôi sao băng từ dưới mặt đất.
Nhưng không phải ai cũng thế. Vào ngày 13 tháng 8 năm 2011, một phi hành gia trên Trạm vũ trụ quốc tế (ISS) đã chụp một tấm ảnh về Trái đất trong khi trạm đang bay qua Trung Quốc. Điều làm cho tấm ảnh này trở nên đặc biệt là nó cho thấy một vệt sáng nhỏ xuyên qua bầu khí quyển Trái đất.
Phi hành gia đã đăng lên mạng xã hội Tweeter bức ảnh trên cùng với chú thích: "Một ngôi sao băng trông như thế nào khi nhìn từ vũ trụ, được chụp ngày hôm qua trong trận mưa sao băng Perseid.” Đúng vậy, vệt sáng đó thực ra là một thiên thạch cháy sáng khi nhìn từ trên cao. Như dòng tweet chỉ ra, ngôi sao băng này là một phần của mưa sao băng Perseid, một sự kiện xảy ra hàng năm vào tháng 8.
Trôi bềnh bồng với cả thế giới bên dưới
Câu chuyện sau đây không chỉ liên quan đến một bức ảnh đáng kinh ngạc về Trái đất mà còn ghi dấu một kỳ tích đặc biệt của nhân loại. Năm 1984, NASA đã thực hiện nhiệm vụ thử nghiệm một mẫu thiết bị phản lực không gian cho các phi hành gia. Nó được gọi là Đơn vị cơ động có người lái (MMU).
Vào tháng 2 năm đó, phi hành gia Bruce McCandless đã bay vào vũ trụ lần đầu tiên trên tàu con thoi Challenger để thử nghiệm máy bay phản lực. Sau một số thử nghiệm bên trong tàu vũ trụ, McCandless đã mạo hiểm đi ra khoảng không gian vũ trụ với thiết bị MMU gắn trên lưng. Vậy là, vào ngày 7/2 /1984, McCandless trở thành người đầu tiên “đi bộ” hoàn toàn tự do ngoài không gian mà không cần dây neo vào tàu của mình.
Khoảnh khắc bất tử trong bức ảnh toàn cảnh được chụp từ tàu Challenger trong khi Bruce đang lơ lửng cách tàu con thoi khoảng 98 mét. Bức ảnh đã nói lên tất cả: Chỉ có ông và chiếc ghế phản lực của ông giữa màu đen của không gian bên ngoài và màu xanh bao la của Trái đất dưới chân.
Trước khi qua đời vào tháng 12/2017, McCandless đã thú nhận với National Geographic rằng ông không dừng lại để nhìn xuống Trái đất trong chuyến bay không dây neo của mình. Tuy nhiên, có một lúc ông nhận thấy mình đã bay qua bang Florida.
Ánh sáng và bóng tối
Sau khi Chiến tranh Triều Tiên kết thúc vào năm 1953, cả Hàn Quốc và Bắc Triều Tiên đều có trình độ kinh tế tương đương nhau. Nhưng trong khi nền kinh tế Hàn Quốc tiếp tục phát triển trong những thập kỷ sau đó, thì Triều Tiên chìm trong nghèo đói.
Không có cách nào để hình dung về cơ sở hạ tầng năng lượng bấp bênh của Triều Tiên tốt hơn là thông qua các hình ảnh được chụp từ vũ trụ. Tháng 1/ 2014, một phi hành gia trên tàu vũ trụ quốc tế (ISS) đã chụp ảnh bán đảo Triều Tiên vào ban đêm.
Ở phần trên của bức ảnh, chúng ta có thể thấy trong khi Hàn Quốc rực rỡ nổi bật ở góc dưới bên phải. Giữa cả hai quốc gia, có một vùng màu đen gần như hoàn toàn hòa quyện hoàn hảo với màu đen của biển xung quanh. Nhưng đó thực ra là Triều Tiên.
Khi hình ảnh từ ISS được công bố công khai, Triều Tiên đã đưa ra một số tuyên bố, cho rằng “bản chất của xã hội không phải là ánh sáng hào nhoáng”. Nhà lãnh đạo Triều tiên Kim Jong Un cũng đã kêu gọi người dân trong nước tích cực làm việc để khôi phục ngành điện của quốc gia.
Bức ảnh selfie đầu tiên ngoài vũ trụ
Hầu như tất cả mọi người đều coi việc chụp ảnh selfie là việc làm bình thường. Trên thực tế, người ta ước tính rằng người dân trên khắp thế giới chụp tổng cộng hơn 1 triệu bức ảnh selfie mỗi ngày. Thông thường, nhiều bức ảnh trong số này được chụp ở những danh lam thắng cảnh nổi tiếng trên Trái đất. Nhưng chụp ảnh selfie ngoài vũ trụ với toàn bộ Trái đất ở hậu cảnh là đặc quyền chỉ dành cho một số ít người, người ta gọi là ảnh “selfie vũ trụ”.
Vào tháng 11/1966, NASA đã thực hiện một sứ mệnh không gian có tên Gemini 12 để kiểm tra khả năng các phi hành gia cập cảng với một tàu vũ trụ khác trên quỹ đạo. Một trong những thành viên phi hành đoàn là Buzz Aldrin, người sau này trở thành người đàn ông thứ hai bước lên Mặt trăng.
Gemini 12 là chuyến bay vào vũ trụ đầu tiên của Aldrin và ông đã phá ký lục với 5 giờ rưỡi ở bên ngoài con tàu của mình. Các phi hành gia có một camera để ghi lại các sự kiện liên quan đến sứ mệnh của họ. Nhưng Buzz đã có ý tưởng thử chiếc camera trên chính mình.
Khi cửa tàu mở ra, Buzz đã đứng trên ghế và bấm chiếc máy ảnh trước mặt. Theo cách đó, một trong những người đầu tiên bước lên Mặt trăng đã trở thành người đầu tiên chụp selfie ngoài vũ trụ. Một điều thú vị khác, bức ảnh đã được bán với giá 9.200 USD tại một cuộc đấu giá năm 2015.