Chuyển sang nhóm B, Covid-19 sẽ được giám sát như thế nào?

24-11-2023 16:04 | COVID-19
google news

SKĐS - Kể từ ngày 20/10, Covid -19 chính thức chuyển sang nhóm B. Khi chuyển sang nhóm B công tác giám sát và phòng chống cũng có thay như thế nào. Bài viết này sẽ đề cập đến công tác giám sát Covid -19 theo Hướng dẫn của Bộ Y tế.

COVID-19 giống như các bệnh sốt rét, sốt xuất huyết, bạch hầu…COVID-19 giống như các bệnh sốt rét, sốt xuất huyết, bạch hầu…

SKĐS - COVID-19 được chuyển sang loại bệnh truyền nhiễm nhóm B phù hợp với nhiều tiêu chí của nhóm này. Giờ đây, COVID-19 chỉ giống như các bệnh sốt rét, sốt xuất huyết hay bạch hầu. Người dân có cần lo lắng về việc COVID-19 chuyển sang nhóm B, các biện pháp phòng chống dịch giảm tương ứng với nhóm bệnh này…

Ngày 19/10 Bộ Y tế ra Quyết định số 3896/QĐ-BYT do PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hương,Thứ trưởng Bộ Y tế ban hành ngày 19-10-2023 nêu rõ: Điều chỉnh bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra (COVID-19) từ bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A sang bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B theo quy định tại Điểm b, Khoản 1 và Khoản 2, Điều 3 của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007.


Chuyển sang nhóm B, Covid-19 sẽ được giám sát như thế nào? - Ảnh 2.

Kể từ ngày 20/10 Covid - 19 cũng giống như bệnh Sốt xuất huyết, sốt rét

Ngày 29/10/2023, Bộ Y tế ban hành Quyết định số 3985/QĐ-BYT về Hướng dẫn giám sát và phòng chống Covid -19.

Đây là tài liệu được áp dụng tại các cơ sở y tế dự phòng và khám bệnh, chữa bệnh trên toàn quốc, đồng thời thay thế Quyết định số 3638/QĐ-BYT ngày 30/7/2021 của Bộ Y tế về việc ban hành "Hướng dẫn tạm thời giám sát và phòng, chống COVID-19".

Hướng dẫn này được xây dựng, cập nhật và điều chỉnh qua hoạt động thực tiễn với các nội dung giám sát và các hoạt động phòng, chống dịch phù hợp với tình hình dịch bệnh hiện tại để các tỉnh, thành phố, đơn vị y tế và các đơn vị liên quan căn cứ áp dụng, tổ chức triển khai theo thực tế tại địa phương, đơn vị.

Cụ thể Hướng dẫn giám sát bệnh Covid -19 khi sang nhóm B như sau:

1.Định nghĩa ca bệnh

Ca bệnh nghi ngờ (ca bệnh giám sát) là một trong các trường hợp sau:

a) Là người có biểu hiện triệu chứng:

- Sốt và ho; hoặc

- Có ít nhất 3 trong số các triệu chứng sau: sốt; đau người; mệt mỏi; ớn lạnh; ho; nhức đầu; đau họng chảy nước mũi, nghẹt mũi; giảm hoặc mất khứu giác; giảm hoặc mất vị giác; buồn nôn, nôn; tiêu chảy; khó thở.

b) Là trường hợp viêm đường hô hấp cấp tính nặng (SARI), viêm phổi nặng nghi do vi rút (SVP).

1.2. Ca bệnh xác định là một trong số các trường hợp sau:

a) Là người có kết quả xét nghiệm dương tính với vi rút SARS-CoV-2 bằng phương pháp phát hiện vật liệu di truyền của vi rút (Realtime RT-PCR).

b) Là ca bệnh nghi ngờ (nêu tại mục 1.1) và có kết quả xét nghiệm kháng nguyên nhanh dương tính với vi rút SARS-CoV-2.

2.Định nghĩa ổ dịch

2.1. Ổ dịch: Là nơi có ít nhất 2 ca bệnh có liên quan dịch tễ với nhau*, trong đó có ít nhất 1 ca bệnh xác định. Tùy theo mức độ liên quan dịch tễ, xác định phạm vi ổ dịch phù hợp với thực tế: hộ gia đình/nơi lưu trú, cụm hộ gia đình, phòng làm việc, lớp học hoặc tương đương.

* Người có yếu tố dịch tễ là người tiếp xúc gần với ca bệnh xác định hoặc có liên quan tới chùm ca bệnh xác định.

2.2. Ổ dịch chấm dứt hoạt động: Ổ dịch được xác định là kết thúc khi sau 8 ngày không ghi nhận trường hợp mắc mới kể từ ngày ca bệnh xác định cuối cùng được phát hiện và quản lý.


Chuyển sang nhóm B, Covid-19 sẽ được giám sát như thế nào? - Ảnh 3.

Nội dung giám sát Covid -19 theo QĐ số 3895/QĐ-BYT ngày 29/10/2023 của Bộ Y tế.

3.Nội dung giám sát

- Theo dõi sát diễn biến tình hình dịch bệnh (biến chủng mới, biến thể mới, tăng bất thường, ...) trong nước, trên thế giới để đánh giá tình hình dịch bệnh.

- Lấy mẫu 5-10 trường hợp đầu tiên đối với những nơi có nhiều người nghi ngờ mắc bệnh để xác định ổ dịch.

- Lấy mẫu xét nghiệm sớm đối với những trường hợp bệnh viêm đường hô hấp nặng hoặc người có triệu chứng nghi ngờ thuộc nhóm nguy cơ cao mắc bệnh nặng (người cao tuổi; người có bệnh nền nặng như tiểu đường/tim mạch kể cả cộng đồng và cơ sở điều trị; những người có bệnh lý suy giảm miễn dịch; phụ nữ có thai).

- Lồng ghép giám sát COVID-19 vào hệ thống giám sát tác nhân gây bệnh đường hô hấp bao gồm giám sát trọng điểm hội chứng Cúm (ILI), giám sát viêm phổi nặng do vi rút (SVP), giám sát đặc điểm di truyền của vi rút SARS-CoV-2 để theo dõi các biến thể của vi rút.

4.Quy trình, kỹ thuật lấy mẫu, bảo quản và vận chuyển bệnh phẩm

- Quy trình, kỹ thuật lấy mẫu, bảo quản và vận chuyển bệnh phẩm được hướng dẫn tại Phụ lục 1.

- Phiếu yêu cầu và báo cáo kết quả xét nghiệm tại Phụ lục 3.

5.Thông tin, báo cáo

Thực hiện thông tin, báo cáo trong vòng 24 giờ theo mẫu tại Phụ lục 2 vào hệ thống thông tin quản lý bệnh truyền nhiễm qua công cụ báo cáo (eCDS) áp dụng đối với các bệnh truyền nhiễm theo quy định tại Thông tư số 54/2015/TT-BYT ngày 28 tháng 12 năm 2015 của Bộ Y tế hướng dẫn chế độ thông tin báo cáo và khai báo bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm.

5 điểm cần lưu ý trong công tác điều trị COVID-19 giai đoạn mới5 điểm cần lưu ý trong công tác điều trị COVID-19 giai đoạn mới

SKĐS - Bộ Y tế nêu rõ mục tiêu bảo đảm kiểm soát hiệu quả, bền vững dịch COVID-19 để bảo vệ tối đa sức khỏe của người dân góp phần phát triển kinh tế - xã hội.


Tuệ Nguyễn
Ý kiến của bạn