- Trong tình hình ngân sách khó khăn, chi một khoản tiền lớn cho miễn giảm học phí là cố gắng rất lớn của Chính phủ. Nhưng lấy tiền từ đâu nhỉ?
- Hiến pháp nước ta đã quy định giáo dục bắt buộc ở cấp tiểu học và mầm non. Đã là bắt buộc thì phải miễn học phí. Nguồn kinh phí nằm trong khoản 20% chi cho giáo dục đào tạo chứ còn ở đâu.
- Tưởng khoản tiền trên là to nhưng tính kỹ thì quả là không lớn nếu Bộ GDĐT biết cân đối các khoản khác để dành số tiền này cho các cháu.
- Chuẩn! Ví dụ như chuyện in sách giáo khoa bao năm nay rất lãng phí cả tiền ngân sách và tiền dân. Năm 2014, số tiền viết SGK trong dự thảo Đề án đổi mới chương trình và SGK là 5.000 tỷ đồng !!!.
- Cứ minh bạch chi tiêu sẽ tiết kiệm được rất nhiều tiền để phục vụ cho giáo dục, trong đó có việc miễn giảm học phí cho học sinh.
- Nhưng miễn giảm cho các cháu trong các trường công lập vậy các trường dân lập thì thế nào nhỉ?
- Các cháu đều bình đẳng như nhau, chắc học sinh công lập được miễn thế nào thì học sinh dân lập được miễn thế đó. Khoản cao hơn học phí công lập thì phụ huynh đóng là tất nhiên.
- Thế lương cho thầy cô và chi phí cho việc dạy học ở trường dân lập thì ai trả?
- Nhà trường và phụ huynh phải lo…
- Và miễn học phí nhưng các khoản “đóng góp tự nguyện” có được miễn không khi khoản này lớn hơn học phí nhiều.
- Miễn giảm học phí là chuyện của Nhà nước còn miễn giảm “đóng góp tự nguyện” lại là chuyện lương tâm của mỗi trường!