Hà Nội

Chuyện hồn ma theo cách giải thích của khoa học

06-11-2014 10:10 | Quốc tế
google news

SKĐS-Nếu bạn tin có ma quỷ, không phải chỉ mỗi mình bạn mới có tín ngưỡng này. Thực vậy, “hồn ma” là một trong số các tín ngưỡng được tin rộng rãi nhất của hiện tượng siêu nhiên.

Nếu bạn tin có ma quỷ, không phải chỉ mỗi mình bạn mới có tín ngưỡng này. Các nền văn hóa trên khắp thế giới đều tin rằng có “linh hồn” và họ đang sống tại một thế giới khác với trần gian nơi chúng ta đang sống. Thực vậy, “hồn ma” là một trong số các tín ngưỡng được tin rộng rãi nhất của hiện tượng siêu nhiên.

Hàng triệu người trên thế giới đều tin vào hồn ma, một cuộc trưng cầu ý kiến vào năm 2005 của Gallup đã cho thấy rằng có đến 37% dân Mỹ tin vào các “ngôi nhà ma ám”, và rằng nửa số người trong đó nhận định rằng ắt hẳn có hồn ma. Ma quỷ là chủ đề phổ biến trong suốt hàng thiên niên kỷ, nó xuất hiện trong vô số câu chuyện, từ Kinh Thánh đến bi kịch “Macbeth” và thậm chí xuất hiện trong các thể loại văn học dân gian: truyện ma quỷ. Một phần của lý do này là niềm tin vào ma quỷ còn là một tấm lưới khổng lồ của các tín ngưỡng siêu nhiên có liên quan, bao gồm trải nghiệm cận tử, cuộc sống ở thế giới bên kia và giao tiếp linh hồn.

Khoa học và logic hồn ma

Rất nhiều báo cáo và ảnh chụp về “ma quỷ” tại Nhà Trắng, Mỹ

Phần khó khăn trong việc điều tra ma quỷ chính là không ai xác định rõ là con ma sẽ như thế nào. Một số người tin rằng ma là linh hồn của người quá cố - những người đã mất đi bản thể trên đường sang thế giới bên kia; số khác tuyên bố rằng hồn ma là một dạng thần giao cách cảm liên kết thế giới từ tâm trí của chúng ta. Những người khác tạo ra các danh mục đặc biệt về những dạng thức hồn ma khác nhau chẳng hạn yêu tinh, u hồn, linh thần và bóng quỷ. Cũng có rất nhiều mâu thuẫn về ý tưởng các hồn ma. Chẳng hạn như, hồn ma là vật thể hay hư vô? Cả hai đều có thể chuyển động xuyên qua những vật thể rắn mà không làm tổn hại đến chúng, hoặc chúng có thể đóng sầm cánh cửa hay quăng ném đồ đạc trong phòng.

Xét về lô gic và vật lý, ma là một trong hai dạng này. Nếu bóng ma là linh hồn con người thì tại sao chúng lại xuất hiện trong hình dạng mặc quần áo và kèm với những vật thể “vô hồn” như mũ nón, gậy, ba-toong và quần áo – đấy là không đề cập đến các báo cáo về những chuyến tàu ma, cỗ xe ma. Nếu bóng ma là linh hồn những người chết, thì tại sao lại có những vụ giết người chưa được xử lý, khi mà hồn ma được cho là “trò chuyện” với các ông bà đồng, và các ông bà đồng này hoàn toàn có thể mách bảo nhân dạng kẻ sát nhân với cảnh sát. Và vì thế, sự hoài nghi về sự hiện diện của hồn ma ngày càng tăng. Các tay thợ săn hồn ma tự nhận là nhà khoa học thường sử dụng nhiều phương pháp sáng tạo để truy lùng sự tồn tại của linh hồn. Họ sử dụng các thiết bị công nghệ cao như máy đếm Geiger, các máy dò điện từ (EMF), máy dò ion, camera hồng ngoại và microphone nhạy cảm. Tuy vậy, tất cả các thiết bị này đều bất lực trước hồn ma. Và cho tới nay, sau tất cả với công sức của hàng ngàn thợ săn ma trên truyền hình và đâu đó trên khắp thế giới, vẫn không tìm thấy một mảnh bằng chứng về sự hiện hữu của hồn ma được tìm thấy.

Tại sao nhân loại vẫn tin có hồn ma?

Trung tâm phim ảnh Manila (Philippines), tòa nhà được báo cáo là có các hiện tượng dị thường.

Nhiều người tin rằng sự ủng hộ về việc tồn tại của hồn ma đã xuất hiện trong lĩnh vực vật lý hiện đại. Trong đó có thông tin cho rằng nhà khoa học Albert Einstein đã đề xuất một cơ sở khoa học cho sự tồn tại của hồn ma thực tế: nếu năng lượng không thể tạo ra hay hủy diệt mà chỉ là một dạng thay đổi thì những gì sẽ xảy ra cho năng lượng cơ thể chúng ta một khi chúng ta chết? Có thể bằng cách nào đó chúng ta hiện hữu như một bóng ma? Nghe có vẻ như một giả định hợp lý – trừ khi bạn hiểu được vật lý cơ bản.

Câu trả lời rất đơn giản: Sau khi chúng ta chết đi, năng lượng trong cơ thể – nơi có năng lượng của tất cả các cơ quan nội tạng – sẽ đi vào cõi chết: thoát ra môi trường. Năng lượng này được giải phóng ở dạng nhiệt và chuyển hóa vào các động vật ăn chúng ta (ví dụ, các động vật hoang dã ăn xác nếu chúng ta không được chôn cất, hay sâu bọ, giun trùng sẽ ăn xác chúng ta khi chúng ta nằm trong lòng đất), sau đó cây cối sẽ hấp thụ tất cả.

“Năng lượng” từ xác chết không thể được tìm thấy bởi các thiết bị săn ma hiện đại. Trong cuốn sách “Người ngoài hành tinh, ma quỷ và giáo phái: Những huyền thoại sống” (Nhà xuất bản đại học Mississippi, năm 2003), nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Bill Ellis đã chỉ ra rằng bản thân các tay săn lùng hồn ma thường xuyên tìm kiếm một cách nghiêm túc và “khám phá để thách thức đấng siêu nhiên, đối đầu với họ ở dạng ý thức kịch tính, sau đó trở lại an toàn... Sau tất cả đây không phải là mục đích giải trí mà mà một nỗ lực chân thành nhằm kiểm tra và xác định ranh giới của “thế giới thực”. Nếu bóng ma là có thật thì một số những dạng năng lượng vô danh hay thực thể, thì sau đó sự tồn tại của chúng sẽ được xác nhận bởi các nhà khoa học thông qua các thí nghiệm kiểm soát. Cuối cùng, bằng chứng về ma quỷ ở ngày hôm nay vẫn dậm chân tại chỗ như cách đây một năm, cách đây một thập kỷ hay một thế kỷ trước đó.

Nhà thờ Chaonei ở Bắc Kinh (Trung Quốc) được xây dựng vào năm 1910, ngày nay bị bỏ hoang vì dân cư rất sợ ma. Nó là nơi ám ảnh nhất Bắc Kinh.

Có 2 lý do khả thi dẫn đến thực tế này: một là, ma quỷ không hề tồn tại, và rằng các báo cáo về hồn ma có thể được giải thích bằng tâm lý, nhận thức sai lầm, lầm lẫn hay chuyện hoang đường. Hai là, hồn ma đã thật sự tồn tại, nhưng các tay săn lùng hồn ma chỉ là không đủ năng lực để tóm bắt nó. Cuối cùng, săn ma không phải là bằng chứng mà thay vào đó, nó chỉ là cách tán gẫu với bạn bè, kể chuyện phiếm. Cuối cùng, ai cũng có quyền tạo cho mình một câu chuyện ma thật hấp dẫn người nghe.

Nguyễn Thanh Hải (Theo LiveScience - 2014)


Ý kiến của bạn