Chuyên gia ủng hộ đề xuất hỗ trợ vợ chồng có hai con mua nhà ở xã hội

13-08-2024 11:14 | Xã hội
google news

SKĐS - Theo chuyên gia, để đảm bảo an sinh và hỗ trợ các cặp vợ chồng trẻ trong chăm sóc con cái, chính sách ưu tiên mua nhà ở xã hội là rất cần thiết bởi đây là đối tượng có nhu cầu về nhà ở cao nhất, là giai đoạn cần trợ giúp lớn nhất.

Đề xuất thời gian làm việc đủ ngắn để người lao động có thời gian kết hôn, sinh conĐề xuất thời gian làm việc đủ ngắn để người lao động có thời gian kết hôn, sinh con

SKĐS - Chuyên gia kiến nghị thời gian làm việc của người lao động phải đủ ngắn để họ có thời gian tìm bạn đời, chăm sóc con cái, gia đình.

Hội chứng 'ngại cưới, lười sinh' do giá nhà quá cao

Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS) vừa đề xuất ưu tiên hỗ trợ một lần khi mua nhà ở xã hội với cặp vợ chồng có hai con nhằm cải thiện tình trạng mức sinh thấp. VARS cho biết, giá nhà tăng cao góp phần thúc đẩy xu hướng nhiều người trẻ lựa chọn cuộc sống không kết hôn, sinh con hay chọn lối sống "double income, no kids" (hai nguồn thu nhập, không con cái).

Bà Phạm Miền, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu và đánh giá thị trường bất động sản Việt Nam thuộc VARS, đánh giá các biện pháp thúc đẩy kết hôn trước 30 tuổi và khuyến khích sinh hiện nay "còn chung chung và khó có tác dụng như mong đợi". Chuyên gia VARS đề xuất chính sách ưu tiên hỗ trợ mua nhà ở xã hội một lần với cặp vợ chồng sinh đủ hai con.

Chuyên gia ủng hộ đề xuất hỗ trợ vợ chồng có hai con mua nhà ở xã hội- Ảnh 2.

Hội Môi giới bất động sản đề xuất vợ chồng có đủ 2 con được hỗ trợ một lần mua nhà ở xã hội. Ảnh minh họa

Theo bà Miền, giá nhà ngày càng tăng cao, đẩy giá thuê tăng theo đã gây áp lực đến chi phí sinh hoạt của người dân. Tiền thuê nhà, sinh hoạt hàng tháng đã chiếm gần hết thu nhập khiến "nhiều cặp vợ chồng trẻ chỉ dám sinh một con hoặc trì hoãn việc sinh con". Bà Miền dẫn chứng tại TPHCM ghi nhận giá nhà liên tục tăng cao, lập đỉnh mới trong giai đoạn 2016-2018. Cũng trong giai đoạn này, chỉ số giá sinh hoạt theo không gian (SCOLI) của thành phố dẫn đầu cả nước.

Tương tự, từ năm 2019, khi giá nhà TPHCM tăng trưởng chậm lại, giá nhà tại Hà Nội lại liên tục tăng cao. Dữ liệu VARS chỉ ra đến nay, mặt bằng giá căn hộ sơ cấp tại Hà Nội đã gần đạt mức 60 triệu đồng mỗi m2, tiệm cận với thị trường TPHCM. Từ giữa năm 2023, đã tăng trưởng giá bán của phân khúc này ở Hà Nội đã bắt đầu tăng và vượt qua đà tăng tại TPHCM. Thời điểm này, Thủ đô cũng trở thành nơi có chi phí đắt đỏ nhất cả nước. Chỉ số SCOLI năm 2023 cho thấy giá hàng hóa, dịch vụ ở Hà Nội đắt nhất cả nước, liền sau là TPHCM.

Ngoài chính sách ưu tiên mua nhà ở xã hội với cặp vợ chồng sinh đủ hai con, chuyên gia VARS cũng đề xuất Nhà nước nghiên cứu chính sách can thiệp để phát triển nhà ở thương mại vừa túi tiền - chìa khóa giải quyết bài toán "ngại cưới, lười sinh". Phân khúc này sẽ do các doanh nghiệp phát triển, dựa trên cơ sở lợi nhuận ở mức độ hợp lý do Nhà nước kiểm soát.

Là người có 2 con và thâm niên thuê trọ đã 12 năm ở Thủ đô, chị Lê Mai Anh (quê ở Hậu Lộc, Thanh Hóa) chia sẻ, thu nhập hiện tại của hai vợ chồng khoảng 20 triệu đồng. Sau khi trừ đi các khoản con cái học hành, ăn uống, thuê nhà, đi lại... thì mỗi tháng 2 vợ chồng chị để ra được 4 triệu đồng. Tích lũy trong suốt hơn 10 năm qua, anh chị vẫn chưa thể chạm tay được vào giấc mơ "an cư", trong khi giá nhà ngày càng tăng quá cao so với khả năng của anh chị.

"Được hỗ trợ mua nhà ở xã hội thực sự là giấc mơ hàng đêm của vợ chồng tôi. Với thu nhập hiện tại, chúng tôi chỉ có thể mua được nhà nếu có được chính sách hỗ trợ nào đó của Nhà nước. Nếu không thì vài năm nữa khi con lớn hơn, chúng tôi lại phải tính đường trở về quê do chi phí cho các cháu càng lớn càng tốn kém", chị Mai Anh chia sẻ.

Chuyên gia xã hội học Đinh Tiến Dũng đánh giá, tại Việt Nam, các biện pháp khắc phục tình trạng thúc đẩy kết hôn trước 30 tuổi và khuyến khích sinh thể hiện vẫn rất chung chung, trong đó rào cản lớn nhất gia đình trẻ gặp phải là khó khăn về kinh tế. Để giải quyết bài toán về nhà ở cho số đông người dân, bên cạnh việc tăng cung nhà ở xã hội tại đô thị, Nhà nước cần nghiên cứu các chính sách can thiệp để phát triển nhà ở thương mại vừa túi tiền.

Trao chìa khóa an cư cho các gia đình trẻ

GS.TS Nguyễn Đình Cử, nguyên viện trưởng Viện dân số và các vấn đề xã hội, Trường đại học Kinh tế quốc dân cho rằng, giải pháp trọng tâm số một hiện nay là truyền thông thay đổi tư duy chính sách dân số. Bởi chính sách dân số từ 1956 đến nay đều truyền thông giảm sinh, mỗi cặp vợ chồng hai con.

Lúc này, chính sách dân số Việt Nam cần một bước ngoặt để duy trì mức sinh thay thế 2 con/phụ nữ bằng cách sửa chính sách giảm sinh như trước đây sao cho phù hợp với thực tại hiện nay. Tiếp theo là phát triển các dịch vụ để hỗ trợ các gia đình trẻ. Bởi hiện nay bố mẹ đều đi làm trong khi nhà trẻ 16h30 tan học, cha mẹ 17h mới tan làm thì ai đón con.

Ngoài ra, hệ thống nhà trẻ mẫu giáo còn yếu và thiếu cũng khó hỗ trợ được cho các gia đình trẻ. Bên cạnh đó cần một số hỗ trợ, khuyến khích tại vùng mức sinh thấp, như chương trình 588 của Thủ tướng quy định hỗ trợ phụ nữ nuôi con, quay trở lại làm việc sau khi sinh con, hỗ trợ gia đình trẻ mua nhà ở xã hội hay thuê nhà ở, hỗ trợ chi phí giáo dục.

Tại nhiều quốc gia phát triển, Chính phủ nhiều nước đã đưa ra hàng loạt biện pháp để khuyến khích người trẻ kết hôn, tăng tỷ lệ sinh sản. Trong đó, ngoài các chính sách về phúc lợi, phần lớn biện pháp khuyến khích khác là trợ cấp bằng tiền mặt cho việc thuê, mua nhà. Đơn cử, Nhật Bản hỗ trợ các cặp đôi mới kết hôn một khoản 600.000 yên (tương đương hơn 130 triệu đồng) nhằm trang trải chi phí mua/thuê nhà mới, tiền đặt cọc, tiền chìa khóa, phí dịch vụ thông thường, phí môi giới…

Tại TP Busan (Hàn Quốc), các cặp vợ chồng son cũng sẽ nhận 30 triệu won (khoảng 550 triệu đồng) để đặt cọc mua nhà hoặc 800.000 won (hơn 14 triệu đồng) mỗi tháng tiền trợ cấp thuê nhà trong 5 năm. Tại nước có giá nhà cao nhất châu Á - Singapore, các cặp vợ chồng trẻ có thể nhận được trợ cấp nhà ở lên tới 80.000 SGD (khoảng 1,5 tỷ đồng). Riêng nhóm mua nhà lần đầu là vợ chồng trẻ hoặc gia đình có con sẽ được ưu tiên khi có căn hộ mới.

Để đảm bảo an sinh và hỗ trợ các cặp vợ chồng trẻ trong chăm sóc con cái, chính sách ưu tiên mua nhà ở xã hội là rất cần thiết bởi đây là đối tượng cần trợ giúp lớn nhất. Cách làm này vừa đảm bảo an sinh, vừa thúc đẩy tỉ lệ sinh tăng cao, giảm áp lực cho các cặp vợ chồng trẻ...

Theo Tổng cục Thống kê, trong khoảng 30 năm qua, xu hướng hôn nhân và mức sinh ở nước ta thay đổi rất lớn. Tuổi kết hôn tăng mạnh, tỉ lệ kết hôn giảm làm mức sinh giảm đến một nữa. Điển hình tại TPHCM, mức sinh giảm rõ rệt từ 1,42 con trên một phụ nữ năm ngoái xuống 1,32 con năm nay. Độ tuổi kết hôn trung bình lần đầu tại thành phố đạt 30,4, mức kỷ lục toàn quốc.

Gánh nặng sinh con dị tật nếu vợ chồng cùng mang gene bệnhGánh nặng sinh con dị tật nếu vợ chồng cùng mang gene bệnh

SKĐS - Gene bệnh di truyền tiềm ẩn trong cơ thể con người và truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác. Đáng lo ngại hơn, khi cả bố và mẹ cùng mang gene bệnh, xác suất con sinh ra bị bệnh lý di truyền khoảng 25%.

Xem thêm video đang được quan tâm:

Sáng 13/8: Đua xe máy trên đập thủy điện, nam sinh lớp 11 tử vong thương tâm sau cú tông trực diện


Tô Hội
Ý kiến của bạn