Hà Nội

Chuyên gia tư vấn những chú ý khi trẻ bị ho các mẹ nhất định phải nhớ

10-12-2018 14:30 | Đời sống
google news

SKĐS - Theo BS.CKII Nguyễn Thị Thu Nguyệt, nguyên Phó trưởng khoa Hô hấp, bệnh viện Nhi Trung ương chia sẻ: “Tất cả các bà mẹ, thầy thuốc nhi khoa đều rất lo lắng khi trẻ bị ho. Trẻ con không phải người lớn thu nhỏ. Thường thường, trẻ sau khi sinh thì hệ miễn dịch kém. Đặc biệt, bộ máy hô hấp của trẻ khác người lớn, ngắn, hẹp, niêm mạc mũi, hô hấp mỏng... Ở trẻ nhỏ, mũi tương đối ngắn và nhỏ, lỗ mũi và ống mũi hẹp. Vì vậy, việc hô hấp bằng đường mũi còn hạn chế. Niêm mạc mũi mỏng, mịn, chức năng hàng rào của niêm mạc mũi còn yếu nên trẻ dễ bị viêm nhiễm mũi, họng”.

Đó là nguyên nhân vì sao trẻ không có khả năng sát khuẩn. Điều quan trọng hơn, trẻ càng nhỏ, khả năng ho bật đờm ra cực kỳ khó khăn.

Với tâm lý không muốn sử dụng thuốc hóa dược, các mẹ luôn gắng sức tìm tòi những bài thuốc từ thảo dược, nguyên liệu có trong đời sống hàng ngày… Nhưng không phải ai cũng biết cách chọn đúng và đủ cho bé.

Hiện nay, có rất nhiều loại siro trị ho từ các bài thuốc, thành phần dược liệu khác nhau. Nhiều bạn đọc gửi thắc mắc về cho chương trình "Trị ho an toàn, hiệu quả từ thảo dược phương Đông và phương Tây" là họ rất phân vân không biết sử dụng loại nào là tốt nhất? an toàn nhất? đặc biệt là cho trẻ nhỏ ở độ tuổi con của họ.

Theo BS.CKII Nguyễn Thị Thu Nguyệt, nguyên Phó trưởng khoa Hô hấp, bệnh viện Nhi Trung ương tư vấn trong chương trình: Ho như thế nào là bình thường ho như thế nào là bất thường thì chúng ta đến bệnh viện thì còn một vấn đề khác cần đặc biệt lưu ý. Có hai thể mà chúng ta có thể nhận biết được, là:

- Nếu trẻ ho rũ rượi mặt đỏ tía tai nhưng vẫn có thể nói được "mẹ ơi" thì đấy là tắc một phần của đường thở. Lúc này, chúng ta không nên làm bất cứ điều gì, chẳng hạn như moi hoặc móc bất cứ thứ gì từ trong họng của trẻ ra bởi như vậy có thể làm cho dị vật chui vào sâu, hơn nữa còn làm xây xát các vùng khác mà cần gọi ngay cấp cứu. Lưu ý, bố mẹ cũng cần biết chọn cơ sở y tế khi trẻ có dấu hiệu nghi ngờ hóc dị vật. Thuận tiện nhất là đưa trẻ đến bệnh viện Tai Mũi Họng nơi có thể soi gắp được. Hoặc đến bệnh viện Nhi gần nhất mà chúng ta chắc rằng nơi đây sẽ có các công cụ gắp được dị vật ra cho trẻ. Trong khi đang đợi xe cấp cứu chúng ta cần giữ trẻ ngồi yên để dị vật không chạy sâu xuống dưới.

- Nếu trẻ có các triệu chứng như trên nhưng lại không thở được nói được thì đây là một trong những dấu hiệu cảnh báo trẻ gần như đã tắc hoàn toàn đường thở. Lúc này tâm lý bố mẹ có thể rơi vào hoảng sợ, tuy nhiên chúng ta cần biết rằng phải giữ bình tĩnh để cứu được tính mạng của trẻ.

Nếu như trẻ còn nhỏ thì bố mẹ có thể làm động tác vỗ lưng và ấn ngực. Chúng ta cho trẻ nằm sấp xuống vỗ lưng 5 cái rồi lật ngược lại và ấn vào vùng ức 5 cái theo chiều từ trên xuống dưới đến khi nào trẻ bật được ra dị vật thì thôi. Hoặc nếu trẻ lớn hơn một chút thì bố mẹ có thể đứng đằng sau vòng hai tay như quả đấm vào phía dưới ức, ấn mạnh từ trên xuống dưới từ trong ra ngoài để làm sao đứa trẻ có thể họ bật ra. Đây là những vấn đề cần thực hiện nhanh nhất để cứu được tính mạng đứa trẻ.

THÔNG TIN CẦN BIẾT:

1, Bắt đúng bệnh qua tiếng trẻ ho

2, Cách ngừa ho và nôn trớ khi ho ở trẻ - chớ xem thường

3, Cách giảm ho khi ngủ ở trẻ hiệu nghiệm

4, Siro nào trị ho an toàn cho trẻ dưới 3 tuổi

5, Siro “chim cánh cụt” - giảm ho, long đờm, nôn trớ khi ho hiệu quả

6, Kinh nghiệm trị ho được nhiều bà mẹ chia sẻ

ThS.BS Nguyễn Thị Hằng tư vấn thêm: “Lá thường xuân có công dụng rất rộng. Ở Đức đã có nghiên cứu cho thấy tỷ lệ khỏi bệnh, chấm dứt các triệu chứng ho, khó thở hoặc tiêu đờm... khi sử dụng lá thường xuân là rất cao. Lá thường xuân trong đông y chúng tôi gọi là chủ dược, tức là quân dược chính, kết hợp với các vị thuốc hỗ trợ như tinh dầu húng chanh, tinh dầu chàm và tinh dầu gừng có tác dụng kháng khuẩn, kháng vi-rút và có tác dụng làm giảm ho, làm giãn mạch. Do đó, người ta gọi các loại tinh dầu này là các vị thuốc hỗ trợ cho các vị thuốc chính, trong y học cổ truyền gọi là thần dược.

Đặc biệt là gừng có vị cay, tính ấm… ngoài chuyện trừ hàn, đặc biệt là ho do lạnh, thì nó còn có tác dụng giảm tình trạng nôn ọe (do ho kéo dài). Tinh dầu gừng là tá dược ngoài tác dụng chính hỗ trợ các vị thuốc chính thì nó còn có các tác dụng điều trị nôn mửa rất hiệu quả.

Mặc dù cao lá thường xuân này chúng ta nhập và đạt chuẩn từ châu Âu về, nhưng nguồn gốc của nó vẫn là thảo dược. Do đó, khi kết hợp với các vị thuốc khác ở tại Việt Nam như húng chanh, chàm, gừng hài hòa theo nguyên tắc quân - thần - tá - sứ mang lại tác dụng tốt hơn”.

Giải pháp trị ho đông - tây kết hợp này đã được dược phẩm Vinacare bào chế sản xuất theo công nghệ hiện đại, đáp ứng chuẩn những tiêu chí trên và hiện đang phân phối toàn quốc, được giới chuyên môn ghi nhận, đánh giá cao về công dụng và hiệu quả vượt trội so với nhiều phương pháp trị ho khác hiện nay.

Các sản phẩm cũng đã có những bước tiến xa hơn xâm nhập thị trường Nga, Trung Quốc và các nước EU.

Siro ho BEZUT

Giảm ho, giảm nôn trớ khi ho hiệu quả cho trẻ nhỏ

Siro Ho Bezut hiệp đồng tác dụng các thành phần thảo dược an toàn và hiệu quả hàng đầu như Cao lá thường xuân, Tinh dầu tràm, Tinh dầu gừng, Tinh dầu húng chanh… được chứng minh đặc biệt hỗ trợ giúp:

- Làm ấm đường hô hấp, Bổ phế, giảm ho, long đờm.

- Giảm các triệu chứng ho do viêm phế quản, ho dị ứng, ho khan, ho có đờm.

- Giảm nôn, trớ khi ho ở trẻ em.

Ngoài dạng chai Si rô quen thuộc, hiện Bezut đã có siro ho Bezut dạng gói chia liều sẵn, tiện dụng mang theo khi đi học, du lịch, dã ngoại....và dạng viên ngậm không đường dùng cho người kiêng đường.

Hotline tư vấn miễn cước: 1800 6533.

Truy cập  www.Bezut.vn / https://www.facebook.com/BacsiBezut để tìm hiểu thêm thông tin chi tiết.

GPQC:02030/2016/XNQC-ATTP

Sản phẩm không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh


Ý kiến của bạn