Hà Nội

Chuyên gia tư vấn nhận biết biểu hiện và triệu chứng bệnh hen phế quản ở trẻ nhỏ

28-08-2019 09:00 | Y học 360
google news

SKĐS - Tỷ lệ trẻ nhỏ mắc bệnh hen ở nước ta ngày càng cao, đặc biệt là các vùng ô nhiễm hoặc các thành phố lớn. Tỷ lệ trẻ mắc hen hiện cao gấp đôi người lớn nhưng thực tế đáng lo ngại là việc chẩn đoán hen phế quản ở trẻ thường chậm trễ, nhất là trẻ dưới 2 tuổi. Điều này tất yếu đã hạn chế hiệu quả điều trị: trẻ thường xuyên bị lên cơn, phải nhập viện, thậm chí có thể tử vong.

Hen/suyễn ở trẻ có nguy hiểm không?

Trước khi tìm hiểu về các dấu hiệu của bệnh hen ở trẻ, cần nắm rõ khái niệm hen là gì? Hen phế quản/suyễn là bệnh lý viêm mạn tính của đường thở. Tình trạng viêm này làm cho đường thở trở nên rất nhạy cảm với các chất kích thích khác nhau. Khi tiếp xúc với các chất kích thích này, đường thở (chủ yếu là phế quản) sẽ phù nề, co thắt, chứa đầy chất nhầy nên bị tắc nghẽn khiến cho người bệnh có cơn ho, khò khè, khó thở

Bệnh lý ở trẻ em vô cùng phức tạp, nhưng cơ bản bệnh hen ở người lớn và trẻ em giống nhau là đa số ở những người cơ địa dị ứng do thời tiết, ăn uống, môi trường xung quanh…. Mức độ nguy hiểm của bệnh hen đối với trẻ nhỏ cần được lưu tâm hơn vì các triệu chứng thông thường của bệnh hen như ho đờm cũng có thể gây tắc nghẽn đường thở gây tím tái, cực kỳ nguy hiểm.

Hen là bệnh có tính chất gia đình, di truyền và hoàn toàn không phải là bệnh lây lan, truyền nhiễm.

Thông tin thêm cho người bệnh hen phế quản:

- Những phác đồ điều trị hen phế quản của Bộ Y tế

- Thuốc thảo dược được Bộ Y tế cấp phép là thuốc điều trị.
- 95% người bịhen suyễn chưa biết bệnh có thể chữa được

- Chia sẻ kinh nghiệm trị hen suyễn


Vậy làm thế nào để biết:

- Trẻ bị ho, khò khè kéo dài như thế nào là biểu hiện của bệnh hen phế quản?

- Bệnh hen phế quản ở trẻ em có gì khác so với người lớn để dễ dàng phân biệt và điều trị dự phòng sớm?

Cùng lắng nghe tư vấn sự giống nhau giữa ho và hen, khi nào ho là hen qua tư vấn trực tuyến  "Bệnh hen - Cách điều trị và dự phòng hiệu quả" cùng chuyên gia PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh – Nguyên Giám đốc Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương:

(

Làm thế nào để biết được trẻ mắc bệnh hen/suyễn?

Chẩn đoán thường dễ dàng hơn khi trẻ đang lên cơn hen: trẻ ho, có cảm giác nặng ngực, thở khò khè, khó thở (thở nhanh, thở co kéo lồng ngực, co kéo cơ vùng cổ, cánh mũi phập phồng,…). Tuy nhiên, thực tế không phải lúc nào bác sĩ cũng có thể tiếp cận trẻ tại thời điểm trẻ lên cơn khó thở.

Với các bậc phụ huynh là người trực tiếp chăm sóc bé, cần nghi ngờ trẻ mắc bệnh hen khi trẻ bị ho tái đi tái lại nhiều lần (đặc biệt là ho về đêm), khò khè, khó thở xuất hiện hay nặng hơn khi trẻ tiếp xúc với các yếu tố khởi phát (khi thay đổi thời tiết, khi trẻ gắng sức, hay khi ăn “trúng” một thức ăn nào đó,...). Nếu như khò khè, khó thở là những gợi ý khá điển hình, thì triệu chứng ho tái đi tái lại là triệu chứng khá đặc biệt và thường bị bỏ sót. Có một số ít trẻ mắc hen chỉ biểu hiện bằng những cơn ho về đêm mà không hề có triệu chứng gợi ý nào khác và ban ngày trẻ lại hoàn toàn bình thường, đây được gọi là “hen dạng ho” – một thể khá đặc biệt của bệnh và thường bị bỏ sót.

Trong trường hợp này, trẻ cần được đưa đến khám chuyên khoa hô hấp để có thể được chẩn đoán phù hợp.

Cách biện pháp chung để chăm sóc trẻ bị hen

Điều đầu tiên các bậc phụ huynh cần lưu ý là cho trẻ tránh/hạn chế tiếp xúc những nguyên nhân có thể làm khởi phát cơn hen:

- Không để thú vật (chó, mèo,…) trong nhà, diệt gián

- Không hút thuốc lá trong nhà và ở nơi gần trẻ

- Không để những chất nặng mùi trong nhà.

- Tránh dùng các loại thuốc xịt như nước hoa xịt phòng , thuốc xịt muỗi, côn trùng .

Nơi ngủ của trẻ cần được dọn dẹp sạch sẽ, ngăn nắp, không nên trải thảm. Thường xuyên giặt khăn trải giường và chăn mền bằng nước nóng, phơi khô ngoài nắng. Không nên cho trẻ chơi thú nhồi bông cũng như không cho thú vật vào nơi trẻ ngủ.

Cần làm gì khi trẻ lên cơn hen?

Cần nhận biết sớm các dấu hiệu cho biết một cơn hen đang đến: ho, khò khè, nặng ngực, khó thở, thức giấc về đêm. Khi cơn hen đến, cho trẻ dùng thuốc cắt cơn tác dụng nhanh (dưới dạng hít hay xông).

Khi nào cần đưa trẻ đến bệnh viện cấp cứu ngay?

Khi trẻ có những dấu hiệu sau cần cho trẻ đi cấp cứu ngay:

-  Thuốc cắt cơn không có tác dụng hoặc chỉ có tác dụng ngắn , trẻ vẫn còn khó thở

-  Nói năng khó nhọc

-  Trẻ phải ngồi thở, co kéo vùng xung quanh xương sườn và cổ khi thở

-  Tím tái môi hay đầu ngón tay: Đây là dấu hiệu rất nguy kịch

Phòng ngừa hen ở trẻ

Tuy hen là một bệnh không thể trị dứt được nhưng có thể kiểm soát tốt được. Phòng ngừa hen sẽ giúp cho trẻ giảm hoặc không còn lên cơn hen, trẻ có thể sinh hoạt – học tập - vui chơi bình thường.

Để phòng ngừa hen cần các bậc phụ huynh cần lưu ý những vấn đề sau: Cho trẻ tránh xa những nguyên nhân khởi phát cơn hen và dùng thuốc cho trẻ theo chỉ định của bác sĩ. Ngoài các thuốc cắt cơn, các bác sĩ trẻ chỉ định thuốc dự phòng cơn hen cho trẻ. Thuốc phòng ngừa hiệu quả nhất hiện nay là những thuốc kháng viêm dùng dưới dạng hít hoặc thuốc thảo dược ngừa cơn. Thời gian dùng thuốc phải đủ dài (thường nhiều tháng) để có đủ khả năng cải thiện được tình trạng viêm đường thở.

Trẻ em được điều trị đúng thuốc thì khỏi nhanh hơn, người lớn bị hen thường có hậu quả nặng nề hơn trẻ em. Trẻ có thể bị lúc bé nhưng nhiều năm sau không bị, nếu tái phát thì cũng nhẹ nhàng hơn.

Truy cập trang thông tin về các bệnh lý hô hấp www.benhhen.vn để tìm hiểu thêm thông tin về bệnh lý hen phế quản ở trẻ nhỏ. Tổng đài miễn cước 1800 5454 35

Thông tin tham khảo thêm về thuốc hen thảo dược – Thuốc điều trị dự phòng đã được Bộ Y tế cấp phép.

Thuốc hen P/H

Phòng cơn hen tái phát - Điều trị các thể hen phế quản

Thuốc hen P/H điều trị các thể hen phế quản có biểu hiện khó thở, ho, tức ngực, đờm nhiều; phòng cơn hen tái phát.

Thành phần chính gồm ma hoàng, tế tân, bán hạ, cam thảo, ngũ vị tử, can khương, hạnh nhân, bối mẫu, trần bì, tỳ bà diệp.

Cách dùng và liều dùng: Ngày uống 2 lần sau ăn.

Trẻ 1- 2 tuổi mỗi lần uống 10ml. Trẻ 3- 6 tuổi mỗi lần uống 15ml. Trẻ 7-12 tuổi mỗi lần uống 20ml.

Người lớn mỗi lần uống 30ml. Bệnh nặng có thể dùng gấp rưỡi liều trên. Đợt điều trị 8-10 tuần.

Nay đã có thêm dạng viên hoàn*** dành cho bệnh nhân TIỂU ĐƯỜNG

Sản phẩm của Công ty Đông Dược Phúc Hưng (96-98 Nguyễn Viết Xuân, Hà Đông, Hà Nội).

Liên hệ 1800 545435.

Thông tin tại website hoặc facebook.

Số tiếp nhận đăng ký quảng cáo 1163/12/QLD-TT.

Đọc kỹ hướng dẫn trước khi dùng.


Ý kiến của bạn