Hà Nội

Chuyên gia tư vấn giải pháp cho trẻ nhỏ dễ mắc chứng bệnh ‘ho ngang’

12-12-2018 14:00 | Đời sống
google news

SKĐS - “Tại sao con tôi ban ngày không ho? Cứ đêm về, gần hoặc trong cơn ngủ, cháu ho 2 - 3 cơn, mỗi cơn vài tiếng, thi thoảng có nôn - trớ chút thức ăn thì phải làm sao? Hiện tượng ho nhiều về đêm là chứng ho mà rất nhiều trẻ em hay gặp phải và bố mẹ cũng hay phàn nàn về chứng “ho ngang “ này.

Sở dĩ trẻ ho nhiều vào đêm vì ban ngày, các bé chạy nhảy ở tư thế đứng thì tất cả các dịch tiết có thể là do được chảy ra nước mũi phía trước, hoặc là do bé nuốt phải nó xuống dạ dày và tiêu hóa được đi. Thế nhưng  tới đêm đi ngủ, các cái dịch tiết này vẫn chảy xuống và nó chảy xuống thành sau họng và em bé bị ho là phản xạ rất tự nhiên để đẩy các cái chất nhầy ra ngoài.

Thế nhưng ho về đêm có nhiều nguyên nhân và là dấu hiệu của một số bệnh khác nhau. Có khả năng em bé bị viêm VA hoặc là viêm mũi xoang, nặng hơn là viêm phổi, hen phế quản… nếu không chú ý trị sớm.

Theo ThS.BS Nguyễn Thị Hằng - Trưởng khoa Nội, Bệnh viện Tuệ Tĩnh, Phó Viện trưởng VNCYD Tuệ Tĩnh lý giải : “Ở trẻ em có một câu y học để mô tả, đó là "Thần dương vô âm" để nói lên tình trạng thân nhiệt của trẻ lúc nào cũng cao hơn người lớn rất nhiều.

Vào ban đêm, khi đi ngủ, vì bố mẹ là người lớn nên thường sợ trẻ bị lạnh nên mặc kín, đắp chăn rất kỹ dẫn đến tình trạng bị vã mồ hôi, lỗ chân lông mở rộng. Lúc ngủ, khi trẻ bị nóng sẽ hất tung tất cả, mồ hôi nhiễm trở lại cơ thể qua các lỗ chân lông dẫn theo các tác nhân gây bệnh có cơ hội xâm nhập. Điều này lý giải cho việc vì sao trẻ hay bị ho vào ban đêm.

Như vậy, khi bị nhiễm lạnh thì đường hô hấp là nơi gánh chịu đầu tiên, trẻ sẽ xuất hiện dấu hiệu ho như thế.”

Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh - Bệnh viện nhi đồng TP HCM cho biết: “Ở đây còn một nguyên nhân khác mà tôi muốn đặc biệt lưu ý là có những em bé mà cơ thể đang phát triển, chưa phát triển hoàn chỉnh, các van dạ dày chưa khép kín dẫn đến hiện tượng trào ngược dạ dày khi nằm ngủ và từ đó gây ho. Ho lúc ngủ sặc lên từng cơn dẫn đến trẻ bị nôn trớ (nhưng không kèm theo hiện tượng sốt). Đây cũng chính là chứng “ho ngang” tức là trẻ ho ở tư thế nằm”.

Để xảy ra tình trạng trên bắt nguồn từ việc van dạ dày của trẻ không tốt hoặc do thói quen cho trẻ ăn uống sát giờ ngủ (vì có bố mẹ quan niệm cho trẻ ăn thêm bữa muộn với mục đích tăng cân). Dẫn đến thức ăn không tiêu hoá kịp nên tiết ra nhiều hơn trong giấc ngủ, gây ứ, trướng dạ dày. Sau một thời gian dài ăn uống đêm liên tục, các cơ của dạ dày bé suy yếu, không khép kín được miệng trên của dạ dày, tạo đều kiện cho các chất dịch ứ trong dạ dày trào ngược lên thực quản, rỉ ra họng, tràn vào thanh quản gây ho sặc từng cơn.

Chứng ho ngang do ho nhiều về đêm hoặc sáng sớm ở trẻ rất dễ bị nôn trớ khi ho, cần chú ý làm ấm đường hô hấp (ảnh minh họa)

Vì thế, để tránh cho trẻ bị “ho ngang”, bộ mẹ cần cho con ăn sớm ít nhất là 1 tiếng trước khi cho đi ngủ, không cho trẻ ăn quá no. Đối với những trẻ dễ bị “ho ngang”, tức ho săc sụa, kèm theo nôn trớ  ít hay nhiều thì khi cho con  ngủ cần kê cao gối sao cho đầu và vai của con cao hơn thân nhằm ngăn đờm nhớt hay nước mũi ứ dịch ở cổ họng, thực quản.

THÔNG TIN CẦN BIẾT:

1, Bắt đúng bệnh qua tiếng trẻ ho

2, Cách ngừa ho và nôn trớ khi ho ở trẻ - chớ xem thường

3, Cách giảm ho khi ngủ ở trẻ hiệu nghiệm

4, Siro nào trị ho an toàn cho trẻ dưới 3 tuổi

5, Siro “chim cánh cụt” - giảm ho, long đờm, nôn trớ khi ho hiệu quả

6, Kinh nghiệm trị ho được nhiều bà mẹ chia sẻ


Khi thấy con bị ho đêm, các bố mẹ thường lo lắng tìm các giải pháp thảo dược để trị ho. Phụ huynh có thể áp dụng một số bài thuốc dân gian để giúp con bớt ho tránh mất giấc ngủ bằng việc xịt rửa vệ sinh mũi sạch sẽ trước khi ngủ. Cho trẻ ngậm mật ong với quất, mật ong với lá húng chanh, lá hẹ... chắt lấy nước cho con uống ngày 3 - 4 lần hoặc dùng siro/ viên ngậm ho làm từ thảo dược. Những cách này giúp làm cơn ho dịu đi và giúp con ngủ ngon hơn.

ThS.BS Nguyễn Thị Hằng tư vấn thêm: “Lá thường xuân có công dụng rất rộng. Ở Đức đã có nghiên cứu cho thấy tỷ lệ khỏi bệnh, chấm dứt các triệu chứng ho, khó thở hoặc tiêu đờm... khi sử dụng lá thường xuân là rất cao. Lá thường xuân trong đông y chúng tôi gọi là chủ dược, tức là quân dược chính, kết hợp với các vị thuốc hỗ trợ như tinh dầu húng chanh, tinh dầu chàm và tinh dầu gừng có tác dụng kháng khuẩn, kháng vi-rút và có tác dụng làm giảm ho, làm giãn mạch. Do đó, người ta gọi các loại tinh dầu này là các vị thuốc hỗ trợ cho các vị thuốc chính, trong y học cổ truyền gọi là thần dược.

Đặc biệt là gừng có vị cay, tính ấm… ngoài chuyện trừ hàn, đặc biệt là ho do lạnh, thì nó còn có tác dụng giảm tình trạng nôn ọe (do ho kéo dài). Tinh dầu gừng là tá dược ngoài tác dụng chính hỗ trợ các vị thuốc chính thì nó còn có các tác dụng điều trị nôn mửa rất hiệu quả.

Mặc dù cao lá thường xuân này chúng ta nhập và đạt chuẩn từ châu Âu về, nhưng nguồn gốc của nó vẫn là thảo dược. Do đó, khi kết hợp với các vị thuốc khác ở tại Việt Nam như húng chanh, chàm, gừng hài hòa theo nguyên tắc quân - thần - tá - sứ mang lại tác dụng tốt hơn”.

Tuy nhiên, nếu tình trạng bị ho đêm kéo dài (kể cả trẻ con và người lớn), kèm theo các triệu chứng như sổ mũi, ho sâu, khó thở, đau bụng..., người bệnh cần phải được đi khám chuyên khoa để được dùng thuốc và tư vấn cách trị bệnh hiệu quả, không được tự ý dùng thuốc khi chưa có chỉ định của thầy thuốc.

Giải pháp trị ho đông - tây kết hợp thảo dược này đã được dược phẩm Vinacare bào chế sản xuất theo công nghệ hiện đại, đáp ứng chuẩn những tiêu chí trên và hiện đang phân phối toàn quốc, được giới chuyên môn ghi nhận, đánh giá cao về công dụng và hiệu quả vượt trội so với nhiều phương pháp điều trị khác hiện nay.

Các sản phẩm cũng đã có những bước tiến xa hơn xâm nhập thị trường Nga, Trung Quốc và các nước EU.

Siro ho BEZUT

Giảm ho, giảm nôn trớ khi ho hiệu quả cho trẻ nhỏ

Siro Ho Bezut hiệp đồng tác dụng các thành phần thảo dược an toàn và hiệu quả hàng đầu như Cao lá thường xuân, Tinh dầu tràm, Tinh dầu gừng, Tinh dầu húng chanh… được chứng minh đặc biệt hỗ trợ giúp:

- Làm ấm đường hô hấp, Bổ phế, giảm ho, long đờm.

- Giảm các triệu chứng ho do viêm phế quản, ho dị ứng, ho khan, ho có đờm.

- Giảm nôn, trớ khi ho ở trẻ em.

Ngoài dạng chai Si rô quen thuộc, hiện Bezut đã có siro ho Bezut dạng gói chia liều sẵn, tiện dụng mang theo khi đi học, du lịch, dã ngoại.... và dạng viên ngậm không đường dùng cho người kiêng đường.

Hotline tư vấn miễn cước: 1800 6533.

Truy cập  www.Bezut.vn / https://www.facebook.com/BacsiBezut để tìm hiểu thêm thông tin chi tiết.

GPQC:02030/2016/XNQC-ATTP

Sản phẩm không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh


Ý kiến của bạn