Hà Nội

Chuyên gia tư vấn cách phòng ngừa trầm cảm thai kỳ mà Britney Spears từng trải qua

12-04-2022 19:14 | Quốc tế
google news

SKĐS - Ca sỹ Britney Spears vừa tiết lộ rằng cô và bạn đời Sam Asghari sắp có con. Trầm cảm khi làm mẹ là một trong 7 bệnh lý phổ biến khi mang thai và sau sinh, cứ 7 người phụ nữ mang thai thì có 1 người mắc. Britney Spears cho biết cô từng bị trầm cảm thai kỳ ở 2 lần mang thai trước đó.

Trầm cảm sau sinh: Triệu chứng nhận biết và cách điều trịTrầm cảm sau sinh: Triệu chứng nhận biết và cách điều trị

SKĐS - Các bà mẹ bị chứng trầm cảm sau sinh thường cảm thấy buồn bã, lo lắng và kiệt sức. Có nhiều phương pháp điều trị hiệu quả cho chứng trầm cảm sau sinh, bao gồm liệu pháp tâm lý và dùng thuốc...

Britney Spears tiết lộ đang mang thai lần 3

Britney Spears chia sẻ trên tài khoản Instagram đã thực hiện giảm cân để có thân hình bikini chuẩn đẹp trước chuyến đi biển ở Maui, rồi sau đó cơ thể lại tăng cân trở lại.

Anh bạn trai Sam Asghari cho rằng có thể Britney Spears đang ăn thay cho con. "Vì thế tôi đã dùng que thử thai và kết quả là tôi đã có thai", Britney Spears chia sẻ.

Cặp đôi Britney Spears và Sam Asghari đính hôn vào tháng 9/2021 và chia sẻ về ước nguyện có con chung.

Nữ ca sỹ tiết lộ rằng cô sẽ hạn chế ra ngoài để tránh bị paparazi làm phiền, săn trộm ảnh trong thời gian mang thai.

Britney Spears đã là mẹ của 2 thiếu niên tên là Sean và Jayden cùng chồng cũ Kevin Federline.

Ở tuổi 40, cô mong đợi  sự ra đời của người con thứ 3. Mới đây diva nhạc pop ngoài chia sẻ về sự thay đổi cân nặng, ngoại hình cô còn tâm sự về trải nghiệm mắc chứng trầm cảm thai kỳ.

Chuyên gia tư vấn cách phòng ngừa chứng trầm cảm mang thai mà Britney Spears từng trải qua - Ảnh 2.

Britney Spears và Sam Asghari hạnh phúc bên nhau

"Khi có thai đối với tôi thật khó khăn, bởi tôi từng bị trầm cảm khi trở thành mẹ." Britney Spears nhớ lại. Lúc đó, cô chưa quan tâm nhiều hay tâm sự với ai về chứng trầm cảm, lo lắng trong thời kỳ mang thai.

Biểu hiện của trầm cảm thai kỳ thường là thai phụ phàn nàn hay quá lo âu, một vài người  nghĩ rằng có thể có điều gì đó không ổn với thai nhi. 

Britney Spears bên 2 con trai Sean và Jayden

Theo cơ quan y tế dự phòng U.S. Preventive Services Task Force của Mỹ, trầm cảm khi làm mẹ là 1 trong 7 bệnh lý thường gặp lúc mang thai và sau sinh. Cứ 7 phụ nữ mang thai thì có 1 người gặp phải tình trạng này.

Dấu hiệu trầm cảm của người mẹ mang thai (lúc mang thai và 1 năm sau sinh)

Không giống như trầm cảm sau sinh (là dạng trầm cảm chỉ xảy ra sau khi sinh con), trầm cảm khi làm mẹ diễn ra trong suốt quá trình mang thai và năm đầu tiên sau khi sinh con. Các triệu chứng phổ biến bao gồm:

- Mất hết niềm vui và năng lượng.

- Trạng thái chán chường.

- Rối loạn ăn uống và giấc ngủ.

- Cảm giác không còn giá trị về bản thân.

- Thường xuyên xuất hiện ý muốn tự tử.

Các chuyên gia cảnh báo rằng trầm cảm thai kỳ khác so với nỗi buồn sau khi sinh con (baby blues) thông thường. Mặc dù cùng đề cập tới rối loạn cảm xúc như dễ khóc, dễ tức giận, mệt mỏi và lo lắng, trầm cảm khi làm mẹ (perinatal depression) thường kéo dài trên 2 tuần trong khi nỗi buồn khi sinh con (baby blues) thường biến mất trong vòng 10 ngày sau sinh.

Ngoài các triệu chứng thông thường như rối loạn cảm xúc tiêu cực, chẳng hạn như cảm thấy cô độc hay mất hết hy vọng, những người phụ nữ trải qua triệu chứng trầm cảm trong quá trình làm mẹ thường cảm thấy rất tội lỗi và xấu hổ", Karen Kleiman- giám đốc sáng lập Trung tâm Trầm cảm sau sinh, tác giả của một vài cuốn sách về trầm cảm sau sinh cho biết.

Ở giai đoạn này, người phụ nữ có thể trải qua những xáo trộn đỉnh điểm về cảm xúc. Người mẹ mang thai và sau sinh được khuyên là nên tìm kiếm sự giúp đỡ nếu mức độ trầm cảm trầm trọng hoặc ảnh hưởng tới các chức năng thông thường.

Có thể ngăn ngừa trầm cảm của người mẹ mang thai/sau sinh hay không?

Điều trị trầm cảm cho thai phụ và sau sinh là cần thiết với cả bà mẹ và thai nhi. Một báo cáo trên tập san của Hiệp hội Y khoa Mỹ (Journal of the American Medical Association/JAMA) nhận thấy trầm cảm thai kỳ có thể dẫn tới sinh non và nhẹ cân ở trẻ sơ sinh.

Ngoài ra, những trẻ sơ sinh có mẹ bị trầm cảm lúc mang thai thường gặp phải những vấn đề về hành vi hơn, chẳng hạn như dễ ảnh hưởng tới chức năng nhận thức hơn và tăng nguy cơ rối loạn tâm lý trẻ nhỏ.

Những biện pháp phòng ngừa trầm cảm thai kỳ và sau sinh bao gồm tập thể dục/hoạt động thể chất, thiền, ru con ngủ, hoạt động học tập và yoga. Tuy nhiên, báo cáo JAMA cũng cho thấy rằng hoạt động tư vấn tâm lý hiệu quả nhất, giảm nguy cơ trầm cảm thai kỳ và sau sinh lên tới 39%.

Đặc biệt, các liệu pháp về hành vi nhận thức và liệu pháp tăng cường giao tiếp cá nhân (như tâm sự) rất có tác dụng.

Liệu pháp hành vi nhận thức thường hướng tới suy nghĩ và hành vi của người mẹ. Còn liệu pháp tăng cường giao tiếp cá nhân tập trung vào mối quan hệ giữa người mẹ mang thai trong quan hệ với người xung quanh cũng như cách ứng xử với người khác.

Chuyên gia Kleiman cũng gợi ý tới việc nên tận dụng điểm mạnh của mạng xã hội.

"Hãy chia sẻ những lo lắng của bạn với người xung quanh, bạn cần gì, hay người xung quanh có thể giúp đỡ mình thế nào?". Theo chuyên gia này, hệ thống trợ giúp này đã làm nên điều khác biệt, giúp những người mẹ mang thai mau chóng vượt qua triệu chứng trầm cảm và lo âu thai kỳ.

Xem thêm video đang được quan tâm

Trẻ dưới 5 tuổi là F0 điều trị tại nhà cần liên hệ y tế ngay khi có các dấu hiệu dưới đây


Nguyễn Vân
(theo USA Today)
Ý kiến của bạn