Hà Nội

Chuyên gia tiết lộ sự thật về ‘các loại đá chữa được bệnh’

31-01-2023 08:00 | Xã hội
google news

SKĐS - Nhiều người cho rằng có nhiều loại đá dùng chườm giúp đả thông khí huyết, bế tắc mao mạch, thậm chí hút được cả nọc rắn…


Chuyện li kì về những viên đá quý nổi tiếngChuyện li kì về những viên đá quý nổi tiếng

SKĐS - Từ những viên kim cương bị ám ảnh bởi lời nguyền đến những viên ngọc trai khổng lồ và những viên đá quý của giới hoàng thân quốc thích, dưới đây là 10 viên đá quý nổi tiếng nhất trong lịch sử và những câu chuyện li kì bao quanh sự lộng lẫy của chúng.

Đá không có tác dụng chữa bệnh

Ông Nguyễn Xuân T. (82 tuổi - Hà Nam) mắc đái tháo đường 27 năm. Nghe nói về loại đá có thể chườm giúp đả thông khí huyết, bế tắc mao mạch ngoại vi, người nhà ông T mua về dùng mong giảm bớt những biến chứng bệnh. Theo quảng cáo thì đây là đá bazan được gia công dưới dạng thỏi phẳng gồm một đôi găng tay và một chiếc khăn bông. Đá có thể chườm gan, thận, giúp đả thông bế tắc mao mạch ngoại vi, lưu thông máu huyết… 

Để sử dụng chỉ cần luộc trong nước sôi 20 phút hoặc hâm nóng trong lò vi sóng rồi chườm. Rất nhiều người đã sử dụng cặp đá nên gia đình nghe theo, cũng mua cho ông T. dùng. Tuy vậy, viên đá không giúp ông dễ chịu hơn mà còn làm chân ông phồng rộp, bỏng do quá nóng.

Chuyên gia khẳng định không có loại đá nào chữa được bệnh - Ảnh 2.

Một loại đá được quảng cáo chữa được bệnh.

GS Phan Trường Thị, Viện trưởng Viện Đá quý, vàng và trang sức Việt khẳng định, đá bazan không dùng để chữa bệnh. Trong các tài liệu địa chất và y khoa ở Việt Nam và trên thế giới cũng không có nội dung nào nói về điều này. Đá bazan không có khả năng phát ra bất kỳ một tia năng lượng nào mà là loại đá trơ. Do đó, chườm đá bazan nóng không khác gì chườm một cục đất nóng, một hòn đá bất cứ nào khác nóng, hoặc đơn giản là chườm chiếc khăn nóng…

"Tác dụng ở đây là hơi nóng vào các huyết mạch chứ không phải từ viên đá. Và lại càng không có loại đá nào có thể dùng để chữa bệnh

Bất cứ thứ gì làm nóng lên để chườm vào các huyết mạch cũng có tác dụng nhất định. Đáng tiếc là một số người lợi dụng lòng tin của người khác để lừa đảo, bán những thứ mà hiểu biết của người dân còn lờ mờ. Người nào tin thì khỏi bệnh, không tin thì không khỏi. Do đó, việc sử dụng đá bazan để chữa bệnh là rất phản khoa học", GS Phan Trường Thị cho biết.

Theo GS Phan Trường Thị, không loại đá nào có khả năng chữa bệnh, thải độc, hóa giải độc tố trong đồ ăn thức uống. Trường hợp nghiền nhiều loại đá ra rồi ép lại thành các viên đá khác nhau thì về bản chất, nó cũng chỉ là đá. Do không phải là hóa chất nên không thể có tác dụng gì trong việc tạo ra phản ứng để trung hòa hay hóa giải chất độc. Trường hợp người ta trộn hóa chất vào đá sau khi nghiền nhiều loại đá ra, thì có thể có tác dụng nào đó. Nhưng đó là tác dụng của hóa chất đó, chứ không phải đá.

Tỉnh táo để không bị lừa

GS Phan Trường Thị cảnh báo, hiện nay, rất nhiều sản phẩm đá có nguồn gốc từ Trung Quốc được quảng cáo là đá phong thủy. Họ "thổi vào" đó nhiều khả năng thần kỳ như hút tài lộc, thăng quan tiến chức, chữa bách bệnh, đem lại vạn điều may cho chủ sở hữu… Đây là bịp bợm, không có cơ sở khoa học. Người tiêu dùng không nên, khiến "tiền mất, tật mang", rơi vào bẫy của những kẻ lừa đảo

Rất nhiều loại hóa chất khác nhau có thể được sử dụng để tạo ra những "tính năng kỳ lạ" của viên đá. Tại phòng kiểm định của GS.TSKH Phan Trường Thị, đã từng có người đem loại đá có khả năng tự phát sáng đến để kiểm định tính năng. Thực chất là người ta đã nhúng viên đá vào dung dịch hóa học cacbonat Sr nên nó dễ dàng phát sáng như đồ chơi của trẻ em. 

Hay để tạo ra mùi thơm, có rất nhiều loại hóa chất khác nhau được sử dụng. Người ta chỉ cần vài thao tác đơn giản là có thể biến một viên đá thông thường thành viên đá có mùi thơm ngào ngạt.

"Trong dân gian có lưu truyền về một loại hạt có thể hút nọc rắn. Hạt này có hai màu đen – đỏ. Người ta nghiền hạt ra, đắp vào vết rắn cắn là có thể hút được nọc rắn. Có thể người ta nghiền hạt này ra rồi ép thành viên giống như viên đá chứ không có loại đá nào hút được nọc rắn. Hoặc cũng có thể lợi dụng tính lạnh của viên đá để làm dịu nọc rắn. Nhưng đây đều là cách làm không có cơ sở, nguy hiểm đến tính mạng và không nên tin", GS.TSKH Phan Trường Thị nói.

GS Phan Trường Thị cho biết, người ta thường sử dụng đá tuocmalin, thạch anh, topa… nghiền nhỏ ở kích cỡ nano rồi làm thành các sản phẩm như gối, đệm, tựa lưng cho lái xe để tạo ra cảm giác sảng khoái, thư giãn. Lý do là khi bị ép hoặc nghiền nhỏ thì các hạt đá này dù ở kích thước nhỏ vẫn giữ nguyên tính chất cũng như cấu trúc tinh thể. 

Khi sử dụng, các hạt đá nhỏ này va chạm vào nhau, tạo ra một dòng điện cực nhỏ. Dòng điện này kích thích hệ thần kinh trong cơ thể làm cho người dùng có cảm giác thư giãn, hỗ trợ đau mỏi các khớp. Do có tính chất áp điện nên các loại đá này được sử dụng và đã được nhiều nghiên cứu khoa học chứng minh.

Đây là tính chất vật lý của khoáng vật nhưng cũng không sử dụng cho mọi trường hợp mà mỗi người lại phù hợp với một loại đá nào đó. Giá thành của các sản phẩm này cũng không quá cao, trên thị trường cũng đã có những sản phẩm này dưới nhiều cái tên khác nhau. Tuy vậy, chúng chỉ có tác dụng thư giãn chứ không thay thế thuốc chữa bệnh và chắc chắn không thể chữa được bệnh như nhiều người lầm tưởng.

Chơi đá phong thủy, không cẩn thận sẽ ‘rước hoạ’Chơi đá phong thủy, không cẩn thận sẽ ‘rước hoạ’

SKĐS - Theo GS.TSKH Phan Trường Thị, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Đá quý, vàng và trang sức Việt Nam, chơi đá phong thủy cũng lắm kỳ công, không phải loại đá nào và đặt ở vị trí nào cũng tạo ra phong thủy tốt đẹp. Không có hiểu biết mà chơi đá theo kiểu "thấy người ta bảo" dễ rước họa.

Xem thêm video đang được quan tâm:

Nguyên Nhân Người Đàn Ông Ở Quảng Ninh Bất Ngờ Bị 2 Đối Tượng Vào Tận Nhà Truy Sát | SKĐS


Tô Hội
Ý kiến của bạn