Hà Nội

Chuyên gia Thận - Lọc máu: Uống thừa nước hoặc thiếu nước cũng gây bệnh

TS.BS NGUYỄN BÁCH

TS.BS NGUYỄN BÁCH

Trưởng khoa Thận học - Lọc máu, BV Thống Nhất, TP.HCM:

10-04-2021 21:52 | Phòng mạch online
google news

SKĐS - Nước là thành phần đặc biệt quan trọng trong cơ thể con người, giúp tế bào chuyển hóa, cơ thể hoạt động, giúp thận thải các chất độc ra khỏi cơ thể... Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn đại đa số người dân đang uống nước sai cách.

Nước có vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe con người. Nước chiếm 60-70% thành phần cơ thể người. Dân gian có câu “lo chết khát trước, chưa lo chết đói”. Con người có thể nhịn đói nhiều ngày, nhưng không thể nhịn khát trong một thời gian dài. Nước giúp tế bào chuyển hóa, cơ thể hoạt động, hỗ trợ thận thải chất độc ra khỏi cơ thể.

Báo Sức khỏe & Đời sống đã có cuộc trao đổi với bác sĩ (BS) chuyên môn về các lưu ý để uống nước đúng cách, để hạn chế mắc bệnh khi thừa hoặc thiếu nước.

Nước là thành phần đặc biệt quan trọng trong cơ thể con người, nhưng hiện nay, đại đa số người dân vẫn chỉ hiểu một cách chung chung về vai trò và lợi ích của nước. BS có thể cho biết nước đóng vai trò quan trọng như thế nào đối với sức khỏe?

Để đảm bảo sức khỏe, chúng ta cần uống đủ nước, điều quan trọng hơn nữa là cần chú ý đến chất lượng nước đưa vào cơ thể. Hiện nay, trước sự thay đổi của xã hội và môi trường theo thời gian, bên cạnh hưởng lợi từ sự phát triển của khoa học- kỹ thuật, con người cũng đối diện với những bất lợi do chính sự phát triển đó. Một ví dụ điển hình là sự biến đổi, ô nhiễm về nguồn nước đang là một thách thức về sức khỏe đối với con người.

Hiện có 2 nguồn nước thường được sử dụng trong sinh hoạt: Nước bề mặt (sông, hồ): chứa nhiều hữu cơ như sinh vật, vi khuẩn, chất thải công nghiệp, phân hóa học, nước thải sinh hoạt; nước ngầm (nước giếng): ít chất hữu cơ hơn nhưng lại có các chất vô cơ cao hơn như sắt, canxi, magie và sulfate.

Nước sinh hoạt được gọi là an toàn cần đảm bảo 2 tiêu chuẩn chính về vi sinh và về lý hóa. Theo đó, tiêu chuẩn an toàn về vi sinh là không có các vi khuẩn sinh bệnh vượt nồng độ cho phép, không đủ gây hại cho cơ thể. Tiêu chuẩn an toàn về lý hóa là các kim loại ở ngưỡng an toàn, cho phép không có hại cho cơ thể.

Xuất phát từ sự hiểu chưa đúng, chưa đầy đủ về lợi ích và vai trò của nước, nhiều người dân uống không đủ nước hoặc uống thừa nước. Theo BS, tình trạng uống thiếu nước hoặc thừa nước có thể dẫn đến những bệnh gì? Nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào?

Uống không đủ nước có thể gây nhiều tác hại cho sức khỏe con người, ảnh hưởng nhiều hệ cơ quan tùy theo mức độ thiếu nước. Cơ thể sẽ chóng mệt do ứ đọng các chất độc do chuyển hóa. Nếu kéo dài, có thể gây các bệnh lý thận tiết niệu như suy thận cấp, bệnh lý sỏi thận, nhiễm trùng đường tiểu. Đối với hệ thống tuần hoàn tim mạch, thiếu nước nặng có thể gây tụt huyết áp. Uống không đủ nước cũng có thể gây táo bón…

Uống không đủ nước có thể gây nhiều tác hại cho sức khỏe con người, ảnh hưởng nhiều hệ cơ quan tùy theo mức độ thiếu nước. Cơ thể sẽ mau mệt do ứ đọng các chất độc do chuyển hóa. Nếu kéo dài có thể gây các bệnh lý thận tiết niệu như suy thận cấp, bệnh lý sỏi thận, nhiễm trùng đường tiểu. Đối với hệ thống tuần hoàn tim mạch, thiếu nước nặng có thể gây tụt huyết áp. Uống không đủ nước có thể gây táo bón…

Ngược lại, nếu uống quá nhiều nước cơ thể sẽ bị quá tải nước, ngộ độc nước; mức độ nặng nhất sẽ gây tình trạng phù não.

Xin được đề cập về bệnh lý rối loạn điện giải. BS có thể cho biết nguyên nhân, biểu hiện và hậu quả như thế nào nếu mắc phải?

Bệnh lý rối loạn điện giải là một nhóm bệnh có liên quan đến rối loạn các chất điện giải (ion) gồm natri, kali, canxi, magiesium… Trong đó, thường gặp nhất là các ion natri, kali và canxi.

Đối với ion natri có 2 bệnh gồm: Tăng natri máu, nguyên nhân thường gặp nhất là do thiếu nước hoặc do truyền nhiều muối ưu trương. Người bệnh thường có biểu hiện khát nước và các rối loạn thần kinh như thay đổi tri giác, lú lẫn, hôn mê, co giật. Hạ natri máu, do kiêng muối quá nghiêm ngặt, dùng thuốc lợi tiểu, hoặc do tình trạng giữ nước. Mức độ hạ natri nặng có thể gây các rối loạn tri giác như ngủ gật, lú lẫn, hôn mê.

Đối với ion kali cũng có 2 bệnh: Tăng kali máu, nguyên nhân thường do suy thận, do dùng một số thuốc gây giữ kali máu như thuốc lợi tiểu giữ kali, thuốc hạ huyết áp nhóm ức chế men chuyển, thụ thể men chuyển… Tăng kali máu gây nguy hiểm cho tim như rối loạn nhịp tim, ngừng tim.

Hạ kali máu, nguyên nhân thường do tiêu chảy, nôn ói, dùng một số thuốc gây mất kali như thuốc lợi tiểu… Hạ kali máu gây yếu cơ, mức độ nặng có thể gây nguy hiểm cho tim, làm rối loạn nhịp tim, ngừng tim.

Tương tự, đối với ion canxi, người dân cũng có thể gặp một trong 2 bệnh: Tăng canxi máu, thường gặp trong các bệnh lý ác tính; hạ canxi máu (do các bệnh nội tiết gây ra. Biểu hiện cơn Tetani với co rút tay chân…).

Để phòng tránh các bệnh trên, BS có thể cho lời khuyên về các biện pháp dự phòng? Cách uống nước như thế nào là đúng cách, đúng liều lượng?

Lượng nước tiếp nhận của một người trung bình 2-2,5 lít/ngày. Trong thời tiết nắng nóng, làm việc ra mồ hôi nhiều người dân có thể uống 3 lít. Cách dễ dàng nhất để biết đã uống đủ nước hay chưa là bạn hãy quan sát màu sắc nước tiểu. Nếu thấy màu vàng sậm thường là uống chưa đủ nước, uống thêm một lượng nước nữa sẽ thấy máu sắc nước tiểu trong.

Không nên uống một lúc một lượng lớn nước, chỉ nên uống dần trong ngày. Cần tạo thói quen uống đủ nước hằng ngày. Buổi sáng nên khởi đầu một ngày mới bằng việc uống 1 ly nước khoảng 300mL trước ăn sáng, buổi tối sau 19-20 giờ nên hạn chế uống nước, vì có thể gây đi tiểu làm mất ngủ.

Thưa BS, đối với những người có bệnh lý mạn tính, nên lựa chọn nước và uống như thế nào để đúng cách?

Tùy từng loại bệnh mạn tính mà duy trì lượng nước uống khác nhau. Cần có sự tư vấn của BS dinh dưỡng để biết được lượng nước nên uống cho phù hợp với bệnh lý mắc phải. Ví dụ: Đối với bệnh phổi tắt nghẽn mạn tính, người bệnh cần uống nhiều hơn 2,5 lít/ngày để cho loãng đàm, dễ khạc. Ở người bị bệnh xơ gan, cần uống ít nước lại, chỉ bằng lượng nước tiểu hôm trước, cộng thêm 500mL. Ở người suy thận có tiểu ít hay đang chạy thận cũng cần hạn chế nước uống.

Khi nước sinh hoạt chứa nhiều kim loại nặng cơ thể con người có thể bị nhiễm độc các kim loại nặng.

ChấtNồng độ tối đa (mg/dl)
Asen0,005
Barium0,01
Clorium0,014
Chì0,005
Thủy ngân0,0002
Selenium0,09
Bạc0,09
Cadmium0,001

THU THƯƠNG (thực hiện)
Ý kiến của bạn