Hà Nội

Chuyên gia tâm lý chỉ cách cải thiện sang chấn tâm lý hậu COVID

20-01-2022 14:21 | Sức khỏe tâm hồn
google news

SKĐS - Dịch bệnh COVID-19 đã gây ra nhiều tổn thất to lớn cho con người và xã hội trong hơn hai năm qua, trong đó có những sang chấn về tâm lý. Làm thế nào để khắc phục những sang chấn này?

Sang chấn tâm lý hậu COVID

Những con số hiện hữu từ số người mắc, số ca nặng, tử vong do COVID-19, tình trạng mất việc làm, sa sút kinh tế… đến những thứ vô hình - hậu quả gián tiếp của đại dịch không thể thống kê hết được như stress, sang chấn tâm lý nặng nề, kéo dài, các rối loạn tâm thần…

Sang chấn tâm lý là những hậu quả của phản ứng cơ thể trước những tình huống căng thẳng hay mang tính chất đe dọa đến cuộc sống, khiến cá nhân trải nghiệm sự quá tải về cảm xúc và thể chất, để lại những hậu quả lâu dài về các khía cạnh như thể chất, cảm xúc, xã hội hay tinh thần.

Đại dịch COVID-19 chính là một sang chấn tâm lý nặng nề và dai dẳng, gây ra hậu quả nghiêm trọng về tâm lý với nhiều người. Đó là tình trạng: Chứng kiến sự ra đi đột ngột của người thân, của người bệnh cùng phòng, sự ra đi của nhiều người trong một gia đình... Khi ra viện bệnh nhân COVID-19 sẽ có những di chứng về tâm lý khó hồi phục hoàn toàn.

Tình trạng kinh tế suy sụp kéo dài, đặc biệt nhiều ngành nghề gần như không hoạt động, dẫn đến nạn thất nghiệp, thu nhập giảm như du lịch, nhà hàng, khách sạn, cho thuê nhà, đất… là nguyên nhân dẫn đến nhiều rối loạn tâm lý.

Một số biện pháp cải thiện sang chấn tâm lý hậu COVID - Ảnh 2.

Đại dịch COVID-19 đã gây ra sang chấn tâm lý cho nhiều người.

Tình trạng phong tỏa kéo dài, người dân phải cách ly, chỉ ở trong nhà, ít giao tiếp với bên ngoài, dẫn đến tình trạng bị cô lập về xã hội, căn nguyên dẫn tới trầm cảm, lo âu.

Nhiều người mắc các bệnh lý mạn tính hoặc cấp tính vì những lý do sợ lây nhiễm COVID -19, vì phong tỏa nên không thể tiếp cận với dịch vụ y tế kịp thời, làm cho tình trạng bệnh nặng hơn, dẫn đến những biến chứng nguy hiểm…

Học sinh học online nhiều, thời gian tiếp xúc với mạng internet, điện thoại, máy tính kéo dài, thiếu những mối quan hệ giao tiếp ngoài xã hội… dễ dẫn đến tình trạng nghiện game, nghiện điện tử.

Đó là vòng xoắn bệnh lý. Sang chấn tâm lý gây ra nhiều hậu quả về mặt cơ thể và tinh thần.

Một số biện pháp khắc phục sang chấn tâm lý hậu COVID

Cần có các chương trình dự án xã hội tuyên truyền tư vấn cung cấp dịch vụ tư vấn, thực hiện các bài tập rèn luyện sức khỏe giúp người bệnh vượt qua được trở ngại tâm lý của bản thân cũng như ứng phó với nguy cơ sức khỏe tinh thần khi biến động…

Đại dịch COVID-19 là yếu tố thuận lợi khiến các triệu chứng bệnh ở người có tiền sử mắc bệnh lo âu tăng nặng. Do đó, cần kết hợp cả hai liệu pháp là liệu pháp tâm lý nâng đỡ, nhận thức hành vi và liệu pháp hóa dược, kê các loại thuốc chống trầm cảm, lo âu. Việc kết hợp này là phác đồ điều trị khả thi để đưa bệnh nhân trở lại bình thường.

Một số biện pháp cải thiện sang chấn tâm lý hậu COVID - Ảnh 3.

Tinh thần lạc quan giúp phòng ngừa sang chấn tâm lý do đại dịch.

Khi phát hiện người thân có biểu hiện khó ngủ, gặp ác mộng, mệt mỏi, lo âu..., gia đình cần đưa đi khám bệnh ngay để sớm được điều chỉnh chế độ ăn uống, nghỉ ngơi và can thiệp bằng các biện pháp tâm lý, tránh để rơi vào trạng thái trầm cảm, mắc bệnh lý tâm thần…

Đối với trẻ em bị sang chấn tâm lý, hiện tai Cục Trẻ em (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) đã triển khai mạng lưới dịch vụ hỗ trợ bảo vệ trẻ em trong dịch COVID-19. Trong đó, mở rộng dịch vụ tư vấn của Tổng đài 111, tổ chức các buổi tập huấn, hướng dẫn trực tuyến để cung cấp kiến thức, kỹ năng bảo vệ trẻ, chăm sóc trẻ trong dịch bệnh. Cục cũng kết nối với các sở lao động - thương binh và xã hội, Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam hình thành mạng lưới hỗ trợ tâm lý cho trẻ em.

Chúng ta cần duy trì chế độ sinh hoạt lành mạnh, ăn uống tập luyện thể dục thể thao, nâng cao đời sống tinh thần, lạc quan vui vẻ, thích ứng với mọi thay đổi…

Nỗi sợ bị bỏ rơi và sang chấn tâm lýNỗi sợ bị bỏ rơi và sang chấn tâm lý

SKĐS - Nỗi sợ bị bỏ rơi của một người thường bắt nguồn từ một hoặc vài biến cố mất mát trong quá khứ, chẳng hạn như: mất cha hoặc mẹ do cha hoặc mẹ qua đời hoặc do ly thân, ly hôn.

Xem thêm video đang được quan tâm:

63 tỉnh, thành trên cả nước công bố điều kiện và quy định về quê ăn Tết Nguyên Đán 2022


ThS Tâm lý Nguyễn Như Phương
Ý kiến của bạn