Hà Nội

Chuyên gia phân tích nguyên nhân mưa lũ, ngập lụt khắp nơi

03-08-2024 14:49 | Xã hội
google news

SKĐS - Mưa lớn kéo dài, ngập lụt nhiều nơi, lũ quét, sạt lở lấy đi tính mạng của hàng chục người… do các hình thế thời tiết cực đoan gây nên. Dự báo thời gian tới mưa lũ còn phức tạp hơn.

Vì sao miền Bắc xuất hiện nhiều điểm mưa lũ lớn nhất lịch sử trong tháng 7?Vì sao miền Bắc xuất hiện nhiều điểm mưa lũ lớn nhất lịch sử trong tháng 7?

SKĐS - Miền Bắc trải qua tháng 7 với rất nhiều ngày có mưa rào và dông, trong đó xuất hiện nhiều đợt mưa vừa, mưa to diện rộng với thiệt hại rất lớn khiến 36 người thiệt mạng, nhiều tài sản bị cuốn trôi.

Vì sao giữa Hà Nội ngập úng dài ngày?

Hơn 10 ngày qua, cuộc sống của người dân huyện Chương Mỹ (Hà Nội) đảo lộn do ngập úng. Toàn huyện Chương Mỹ có hơn 91.300m đường giao thông nội đồng, 15.690m đường giao thông nông thôn, 21 công trình công cộng, di tích bị ngập; 407m đường giao thông nội đồng và 15m đường giao thông nông thôn bị sạt lở; hơn 1.099 ha lúa bị ảnh hưởng; gần 1.600 ha lúa cá và thủy sản, hơn 208.000 con gia cầm, 4.893 con gia súc bị ảnh hưởng...

Chuyên gia phân tích nguyên nhân mưa lũ, ngập lụt khắp nơi- Ảnh 2.

Mưa lớn gây ngập dài ngày ở Chương Mỹ (Hà Nội)

Lý giải về hiện tượng ngập kéo dài ở đây, ông Mai Văn Khiêm, Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn Quốc gia cho biết, sông Bùi dài 91 km, bắt nguồn từ xã Lâm Sơn (Lương Sơn, Hòa Bình), chảy qua Chương Mỹ (Hà Nội), cùng với sông Tích hợp lưu vào sông Đáy tại xã Phúc Lâm, huyện Chương Mỹ.

Do ảnh hưởng của rãnh gió mùa nối với vùng áp thấp do bão số 2 suy yếu, trong ngày 23 và ngày 24/7 khu vực Hà Nội và tỉnh Hoà Bình đã xuất hiện mưa vừa, mưa to có nơi mua rất to. Lượng mưa lớn nhất tại khu vực huyện Lương Sơn trong hai ngày (23, 24/7) đạt từ 200-300mm, tại khu vực huyện Chương Mỹ (điểm Xuân Mai) lượng mưa 450mm.

Do mưa lớn trong thời gian ngắn, nước từ thượng nguồn sông Bùi thuộc huyện Lương Sơn (Hòa Bình) đổ về vùng thấp là huyện Chương Mỹ (thành phố Hà Nội) kết hợp với mưa trên khu vực huyện Chương Mỹ làm cho các xã vùng trũng như Nam Phương Tiến, Hoàng Văn Thụ, Tân Tiến… ngập sâu.

Đợt lũ từ ngày 23/7 đến nay đã đạt đỉnh đo được tại trạm Yên Duyệt trên sông Bùi là 7,43m (trên báo động III 0,43m) lúc 14h ngày 28/7 và đang xuống đến 7h ngày 1/8 đạt 6,91m (dưới báo động III 0,09m).

Tuy nhiên, ông Mai Văn Khiêm cho biết, đây không phải đợt lũ cao nhất trong 15 năm qua ở đây. Thực tế năm 2018 đã xuất hiện một đợt lũ trên khu vực này với mực nước có giá trị cao hơn, cụ thể mực nước cao nhất đo được tại trạm Yên Duyệt trên sông Bùi là 7,51m lúc 15 giờ phút ngày 30/7/2018, trên báo động 3 là 0,51m.

Chuyên gia phân tích nguyên nhân mưa lũ, ngập lụt khắp nơi- Ảnh 3.

Ngập úng ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống người dân.

Lý giải về nguyên nhân đợt mưa lớn diện rộng kéo dài nhiều ngày qua ở miền Bắc, ông Mai Văn Khiêm cho biết, nguyên nhân là do tác động của một vùng xoáy thấp trên khu vực Bắc Bộ phát triển từ tầng thấp (1500m) lên tâng cao (5000m) kết hợp với hội tụ gió Tây Nam dày là nguyên nhân chính gây ra đợt mưa này.

"Trong tháng 7, tại các tỉnh miền núi phía Bắc đã xuất hiện nhiều ngày mưa lớn, khiến kết cấu đất bị bão hoà do đó rất dễ dẫn đến việc sạt lở đất. Trong thời gian tới cũng bước vào thời kỳ cao điểm của mưa lũ của khu vực miền núi phía Bắc, các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh và khu vực Tây Nguyên do đó nguy cơ lũ quét, trượt lở đất tại các khu vực này vẫn có nguy cơ cao", ông Mai Văn Khiêm cho biết.

Chủ động ứng phó sớm để giảm thiệt hại

Theo ông Mai Văn Khiêm, để chủ động ứng phó với thiên tai trong thời gian tới, người dân cần thường xuyên theo dõi và cập nhật các thông tin dự báo, cảnh báo trên các phương tiện thông tin đại chúng. Các dự báo thiên tai có các bản tin cảnh báo từ sớm, từ xa ban đầu, sau đó được cập nhật liên tục khi có thêm dữ liệu tính toán mới, càng gần thì bản tin càng chính xác. Từ bài học kinh nghiệm ứng phó các loại hình thiên tai những năm qua, khi cộng đồng và người dân tuân thủ thực hiện các phương án ứng phó sớm thì thiệt hại giảm đi đáng kể.

Chuyên gia cũng cảnh báo, thời gian tới là mùa mưa lũ chính ở Bắc Bộ nên chúng ta vẫn phải đối mặt với tính trạng xuất hiện các đợt mưa lớn cũng như hiện tượng mưa rào và dông, hệ quả nguy cơ gắn liền là lũ quét và sạt lở đất ở vùng núi cần phải cảnh giác ở mức cao.

Dự báo xa hơn trong khoảng thời gian nửa cuối năm 2024 với kịch bản La Nina xuất hiện, phát triển như dự báo trên và bắt đầu tác động đến nước ta vào các tháng cuối năm đúng thời kỳ mùa mưa, bão tập trung ở Trung Bộ nên khả năng diễn biến bão, mưa, lũ trong nửa cuối năm 2024 sẽ có nhiều diễn biến phức tạp cần phải lưu ý ứng phó. Thống kê cho thấy, trong những năm La Nina xuất hiện thì lượng mưa thường vượt trung bình nhiều năm ở các tỉnh ven biển Trung Bộ và Tây Nam Bộ.

Đáng lưu ý, khả năng xuất hiện các đợt mưa lớn ở khu vực Trung Bộ, nhất là trong các tháng mùa thu. Vì vậy các địa phương cần chủ động thường xuyên rà soát các điểm xung yếu lũ quét, sạt lở đất trước mùa mưa bão và trước các đợt mưa lớn để đảm bảo an toàn cho nhân dân. Ngoài ra, một điều gần như chắc chắn là hiện tượng dông lốc trên đất liền và trên các vùng biển, mưa lớn cục bộ thời đoạn ngắn gây ngập úng đô thị sẽ xuất hiện nhiều hơn sẽ ảnh hưởng nhiều đến hoạt động phát triển kinh tế - xã hội.

Tháng 8 là mùa mưa chính ở Bắc Bộ

Ông Nguyễn Văn Hưởng, Trưởng phòng dự báo thời tiết, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết, tháng 8 là mùa mưa chính ở khu vực Bắc Bộ và đợt mưa từ 28/7 đến nay có thể duy trì đến khoảng ngày 3-4/8. Trong giai đoạn này, mưa tập trung chủ yếu ở khu vực Tây Bắc, Việt Bắc và cục bộ vẫn có những điểm mưa to đến rất to. Từ 5/8, mưa lớn có xu hướng giảm dần; từ 6-7/8 trở đi, mưa tiếp tục giảm và chuyển nắng. Giai đoạn từ 8-11/8, các tỉnh miền Bắc khả năng xuất hiện đợt nắng nóng.

Từ nửa cuối tháng 8 và tháng 9 trở đi, hiện tượng La Nina bắt đầu tác động. Do đó, mưa trong tháng 9 ở Bắc Bộ có thể cao hơn trung bình nhiều năm. Đáng lưu ý, từ tháng 9, La Nina tác động trùng với thời điểm mưa bão, lũ ở miền Trung. Với sự ảnh hưởng này, mưa bão, lũ ở Trung Bộ khả năng xảy ra dồn dập trong khoảng nửa cuối tháng 9 và tháng 10-11 năm nay.

Miền Bắc tiếp tục đối mặt với mưa lũ phức tạpMiền Bắc tiếp tục đối mặt với mưa lũ phức tạp

SKĐS - Từ đêm nay (1/8) đến ngày 3/8, Hà Nội và nhiều tỉnh, thành phố miền Bắc mưa vừa, mưa to; lũ trên sông Tích, sông Bùi, sông Đáy có thể lên trở lại. Nhiều tỉnh thành tiếp tục có nguy cơ cao sạt lở.

Xem thêm video đang được quan tâm:

Cựu Chủ tịch TP Hà Nội Chu Ngọc Anh có thuộc diện được đặc xá năm 2024? | SKĐS


Tô Hội
Ý kiến của bạn