Chuyên gia lý giải tại sao vaccine COVID-19 'lành' với trẻ nhỏ

19-03-2022 18:54 | COVID-19
google news

SKĐS - Trước khi vaccine được đưa ra tiêm chủng vào tháng 4, Bộ Y tế sẽ triển khai tập huấn lại cho hệ thống tiêm chủng do những đặc thù về theo dõi sau tiêm cho nhóm trẻ 5 đến dưới 12 tuổi.

Chiều 19/3: Chuẩn bị tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 5-11 tuổi; nghiên cứu tiêm mũi 4 và trẻ dưới 5 tuổiChiều 19/3: Chuẩn bị tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 5-11 tuổi; nghiên cứu tiêm mũi 4 và trẻ dưới 5 tuổi

SKĐS - Bộ Y tế tiếp tục phối hợp với các địa phương triển khai tiêm vaccine thần tốc để hoàn thành việc tiêm mũi 3 cho người từ 18 tuổi trong quý I/2022; hoàn thành tiêm mũi 2 cho người từ 12-17 tuổi trong tháng 3/2022; chuẩn bị tiêm cho trẻ từ 5-11 tuổi; nghiên cứu tiêm mũi 4 và trẻ dưới 5 tuổi.

Thời điểm này, số ca mắc COVID-19 trên cả nước vẫn tiếp tục tăng. Trong đó, tại nhiều tỉnh thành, tỷ lệ mắc ở nhóm trẻ chưa tiêm vaccine chiếm khá cao.

Được biết, Bộ Y tế đang chuẩn bị về thủ tục để lô vaccine đầu tiên cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi sẽ về Việt Nam đúng dự kiến vào cuối tháng 3 này. Trước khi vaccine được đưa ra tiêm chủng vào tháng 4, Bộ Y tế sẽ triển khai tập huấn lại cho hệ thống tiêm chủng do những đặc thù về theo dõi sau tiêm cho nhóm trẻ 5 đến dưới 12 tuổi.

Chuyên gia lý giải tại sao vaccine COVID-19 'lành' với trẻ nhỏ - Ảnh 2.

Tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ em. (Ảnh minh họa: Reuters)

Tuy nhiên, trước khi đợt tiêm chủng cho nhóm trẻ này được triển khai, hiện cũng có nhiều gia đình đang do dự, băn khoăn trước việc có nên hay không nên tiêm cho con em mình ở độ tuổi nhỏ. Nhiều người còn cho rằng, khi trẻ mắc COVID-19 như bệnh cúm thông thường, không có triệu chứng gì đặc biệt nên từ chối tiêm cho con.

Có ý kiến cho rằng, trẻ từ 5-11 tuổi là nhóm tuổi chưa dậy thì, do đó, việc tiêm vaccine có thể sẽ ảnh hưởng lâu dài đến chức năng sinh sản, nội tiết, di truyền. Trước băn khoăn trên, TS. Phạm Quang Thái đã lý giải dưới góc độ khoa học tại sao tiêm vaccine lại không để lại di chứng lâu dài như so với nhiễm COVID-19 thật. 

Theo TS. Phạm Quang Thái, Trưởng Văn phòng tiêm chủng miền Bắc, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, virus có thể tích hợp vào hệ gene của người, bản thân trong quá trình virus nhiễm vào cơ thể, có quá trình tương tác với hệ thống gene của người. 

Điều này nguy hiểm hơn rất nhiều so với việc tiêm vaccine vào người bởi virus thật khi tấn công vào cơ thể sẽ để lại những tàn tích còn sót lại tại các cơ quan, các tế bào nhiễm virus. 

Điều này khiến hệ thống miễn dịch của con người tạo ra những cuộc tấn công không cần thiết đến những cơ quan đó dẫn đến việc tổn thương lâu dài về sau.

"Với vaccine thì khác, kể cả các vaccine sản xuất theo công nghệ mRNA hay vector với cơ chế bắt chước virus đưa vào vật liệu di truyền của virus vào để sản xuất ra gai của con virus này, từ gai đó tạo ra miễn dịch. 

Quá trình này xảy ra trong một thời gian ngắn với lượng vật liệu cố định (theo liều) do đó cơ thể không bị quá tải và sau khi hoàn thành nhiệm vụ, các mRNA đó sẽ tự tiêu huỷ và hoàn toàn không tích hợp với hệ gene của người nên không để lại những di chứng dài"- TS Phạm Quang Thái phân tích.

60,49% phụ huynh đồng ý cho trẻ mầm non tiêm vaccine

Tại buổi họp báo về công tác phòng chống dịch COVID-19 và phục hồi kinh tế trên địa bàn TPHCM diễn ra chiều 17/3, ông Trịnh Duy Trọng, Trưởng phòng Chính trị Tư tưởng, Sở Giáo dục và Đào tạo cho biết, Sở đã tiến hành khảo sát ý kiến của phụ huynh về việc tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho cho trẻ 5-12 tuổi.

Kết quả, ở nhóm trẻ mầm non, tỷ lệ phụ huynh đồng ý cho con chích ngừa là 60,49%. Tỷ lệ này ở bậc tiểu học là hơn 81%; bậc trung học cơ sở (với nhóm học sinh lớp 6) là gần 88%. Ông Trọng cũng cho biết, Sở đã yêu cầu các cơ sở giáo dục tiếp tục tuyên truyền về lợi ích của việc chích vaccine ngừa COVID-19 cho học sinh để tiếp tục nhận được sự đồng thuận của phụ huynh học sinh.

Trẻ dưới 5 tuổi là F0 điều trị tại nhà cần liên hệ Y tế ngay khi có các dấu hiệu dưới đây


K.N
th
Ý kiến của bạn