Chuyên gia khuyến cáo: Vì sao tiêm vaccine HPV ngay từ lứa tuổi vị thành niên.

31-03-2025 19:34 | Phòng mạch online
google news

SKĐS - Việc quan hệ tình dục ở lứa tuổi vị thành niên có rất nhiều hệ luỵ phát sinh như: mang thai ngoài ý muốn, các sang chấn về thể chất, tinh thần… Trong đó có vấn đề các bệnh lây truyền qua đường tình dục và lây nhiễm HPV.

HPV có gây ung thư dương vật không?HPV có gây ung thư dương vật không?

SKĐS - Mặc dù HPV là loại virus thường được cho là có liên quan đến ung thư cổ tử cung ở phụ nữ nhất nhưng nó cũng có thể gây ra ung thư ở nam giới, bao gồm cả ung thư dương vật.

HPV là gì?

HPV là viết tắt của virus có tên đầy đủ là Human Papillomavirus – có nghĩa là virus gây u nhú ở người. Nhưng ngày nay được biết đến là virus phổ biến nhất có lây truyền qua đường tình dục và là nguyên nhân chính gây ung thư cổ tử cung, ung thư sinh dục cũng như các bệnh lý khác như ung thư hậu môn, ung thư hầu họng và mụn cóc sinh dục. HPV có đến 200 type khác nhau, trong đó 40 type được ghi nhận là có thể lây qua đường tình dục.

HPV là viết tắt của virus có tên đầy đủ là Human Papillomavirus – có nghĩa là virus gây u nhú ở người.

HPV là viết tắt của virus có tên đầy đủ là Human Papillomavirus – có nghĩa là virus gây u nhú ở người.

Có thể nói HPV là virus phức tạp cả về vai trò gây bệnh và phương thức lây truyền. Với vai trò gây bệnh thì HPV gây ra từ các bệnh lý lành tính chỗ như tổn thương ở da, niêm mạc, mụn cóc sinh dục, sùi mào gà… cho đến các bệnh lý ác tính là ung thư cổ tử cung, ung thư sinh dục, ung thư hậu môn, ung thư hầu họng. Trên 99% các trường hợp ung thư cổ tử cung trên toàn cầu có lý do từ nhiễm HPV.

Gánh nặng bệnh tật khi mắc HPV

Về gánh nặng bệnh tật không chỉ các ung thư sinh dục, ung thư hậu môn gây nên các tình trạng bệnh tật nặng nề, nguy cơ tử vong cao mà các bệnh do HPV nguy cơ thấp tuy là lành tính như sùi mào gà, viêm niêm mạc sinh dục thì diễn biến cũng rất dai dẳng, khó chịu, điều trị cũng không dễ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khoẻ, tinh thần, tâm lý xấu hổ…

Do cấu trúc của HPV không có vỏ lipid nên virus có thể tồn tại trong môi trường khá dài, đặc biệt có độ ẩm, bề mặt thuận lợi. Điều đó làm cho phương thức lây truyền của HPV cũng rất phức tạp. HPV thường được nói đến chủ yếu là lây truyền qua đường tình dục, gồm cả tình dục đồng giới. Nhưng HPV cũng có thể lây truyền qua các tiếp xúc tình dục (xin lưu ý là các tiếp xúc tình dục) như tay – sinh dục, miệng – sinh dục.

HPV cũng tự lây trong 1 cá thể từ cơ quan sinh dục sang hậu môn, hay sinh dục – miệng. Rồi HPV cũng có thể lây truyền không qua tiếp xúc tình dục như lây truyền qua phương tiện, dụng cụ. HPV có thể lây truyền từ mẹ sang con – em bé sinh ra đường dưới, hít phải dịch sinh dục của mẹ có HPV.

Do tính chất lây truyền rất dễ dàng cho nên có đến 91% nam giới và 85% nữ giới sẽ nhiễm HPV ít nhất 1 lần trong đời. Thường là ở thời kỳ bắt đầu quan hệ tình dục. Nhưng rất may là 90% HPV sẽ tự khỏi trong vòng khoảng 2 năm đâù. Chỉ có 10% tiến triển thành mạn tính phát huy vai trò gây bệnh như chúng ta đã nói.

Cả hai giới đều có nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến HPV, bao gồm mụn cóc sinh dục (sùi mào gà), ung thư hậu môn, ung thư hầu họng và ở nữ là ung thư cổ tử cung, ở nam là ung thư dương vật (dù hiếm gặp hơn).

Vì sao cần tiêm vaccine HPV cho trẻ vị thành niên?

HPV có vai trò gây bệnh và tính chất lây truyền phức tạp. Trẻ ở tuổi vị thành niên (9-14 tuổi) cần tiêm vaccine. Đây là giai đoạn mà cơ thể có khả năng đáp ứng miễn dịch mạnh nhất với vaccine, giúp bảo vệ trước khi trẻ tiếp xúc với virus.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Hoa Kỳ (CDC) khuyến cáo nên tiêm vaccine HPV cho cả nam và nữ để phòng ngừa ung thư và mụn cóc sinh dục. Tiêm vaccine càng sớm càng tốt ngay từ lứa tuổi vị thành niên.

Do đó cần trang bị về kiến thức tình dục an toàn cho trẻ vị thành niên sớm nhất có thể vào giai đoạn phù hợp.

HPV có vai trò gây bệnh và tính chất lây truyền phức tạp. Hiện nay đã có vaccine phòng HPV, nên sử dụng sớm ở độ tuổi khuyến cáo, trước khi có quan hệ tình dục là tốt nhất.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Hoa Kỳ (CDC) khuyến cáo nên tiêm vaccine HPV cho cả nam và nữ để phòng ngừa ung thư và mụn cóc sinh dục.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Hoa Kỳ (CDC) khuyến cáo nên tiêm vaccine HPV cho cả nam và nữ để phòng ngừa ung thư và mụn cóc sinh dục.

Mặc dù HPV có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng việc dự phòng từ sớm - đặc biệt là ở tuổi vị thành niên (9-14 tuổi) - mang lại hiệu quả bảo vệ tốt nhất. Đây là giai đoạn mà cơ thể có khả năng đáp ứng miễn dịch mạnh nhất với vaccine, giúp bảo vệ trước khi trẻ tiếp xúc với virus.

Dự phòng sớm HPV có tác dụng rõ rệt làm giảm mắc ung thư sinh dục, ung thư hậu môn… liên quan đến HPV. Khi nhiều người được phòng bệnh, tỷ lệ lây nhiễm HPV trong cộng đồng giảm, bảo vệ cả những người chưa tiêm. Dự phòng HPV sớm chính là giải pháp hiệu quả giúp tránh các chi phí lớn liên quan đến điều trị ung thư và các bệnh do HPV gây ra.

Tổ chức Y tế Thế giới và Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Hoa Kỳ khuyến cáo nên tiêm vaccine HPV cho cả nam và nữ để phòng ngừa ung thư và mụn cóc sinh dục. Tiêm vaccine càng sớm càng tốt ngay từ lứa tuổi vị thành niên.

Xem thêm video được quan tâm

Những loại rau nào thải độc, Giúp gan khỏe mạnh? | SKĐS


Ts. Lê Kiến Ngãi
TK Dự phòng kiểm soát nhiễm khuẩn BV Nhi TƯ
Ý kiến của bạn