Theo BS CKII Nguyễn Minh Tiến, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Thành Phố (HCM) ngộ độc thức ăn là bệnh thường gặp nhất ở trẻ em vào dịp Tết. Nguyên nhân do bé ăn phải những thức ăn bị nhiễm vi khuẩn hay độc tố của vi khuẩn có trong đồ ăn. Nếu không được phát hiện sớm, sơ cấp cứu kịp thời, người bị ngộ độc thực phẩm có thể gặp biến chứng nặng. Vì vậy phụ huynh cần có kiến thức cơ bản và cách sơ cứu, phòng ngừa ngộ độc thức ăn ở trẻ em.
Theo BS.Tiến có nhiều nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa, ngộ độc thức ăn tuy nhiên nguyên nhân chủ yếu là do ăn phải thức ăn không hợp vệ sinh, để ôi thiu, nhiễm vi khuẩn (Salmonella) và độc tố do chúng tiết ra (tụ cầu, vi khuẩn kỵ khí).
Khi mắc, dấu hiệu nhận biết là vài giờ sau khi ăn, xuất hiện các dấu hiệu:Buồn nôn, nôn
Đau bụng;Tiêu chảy phân lỏng nhiều; Sốt khi thức ăn bị nhiễm khuẩn
BS Tiến cũng cho biết, khi thấy bé có biểu hiện như vậy, cách sơ cứu đúng là cần cho uống nhiều nước (nước đã đun sôi, nước ORS …) để tránh mất nước do nôn ói và tiêu chảy.
Đưa tới cơ sở y tế khi có các dấu hiệu mất nước như mắt trũng, khát, tay chân lạnh hoặc sốt cao, nôn ói, tiêu chảy nhiều...
Đưa tới cơ sở y tế khi có các dấu hiệu mất nước như mắt trũng, khát, tay chân lạnh hoặc sốt cao, nôn ói, tiêu chảy nhiều...
Để phòng ngừa rối loạn tiêu hóa, ngộ độc thực phẩm, BS Tiến khuyên cáo; Không dùng thực phẩm đã quá ngày sử dụng;Rửa tay sạch trước khi nấu ăn, tay có vết nhiễm trùng không nên làm thức ăn; Chuẩn bị thức ăn đúng cách, rửa thật sạch các thực phẩm trước khi nấu nướng;Các loại thịt ướp lạnh phải để cho tan đá hoàn toàn trước khi nấu nướng;Ăn các thức ăn vừa nấu chín, không bị ôi thiu;Bảo quản thức ăn bằng cách đậy kín, tránh ruồi, gián ;Cho trẻ ăn uống theo chế độ ăn thông thường như lúc trước tết
Chăm sóc đúng tại nhà khi trẻ bị nôn ói làm giảm tình trạng ói ọc và ngăn ngừa biến chứng. Nếu trẻ đang nằm, nghiêng đầu bé qua một bên để tránh hít sặc. Lưu ý bồi hoàn nước và các chất điện giải bị mất do nôn ói. Những thay đổi trong chế độ ăn sẽ làm dịu triệu chứng và thúc đẩy sự hồi phục của trẻ: bé còn bú mẹ thì cho bú ít hơn nhưng nhiều lần hơn, mỗi 30 phút đến 1 giờ. Sau 8 giờ, khi trẻ không ói nữa cho bú lại bình thường.
Trẻ lớn cần cho uống nước biển khô, ăn thức ăn lỏng như nước cháo. Bắt đầu từng muỗng mỗi 5 phút hoặc 3-4 muỗng mỗi 15 phút đến khi hết khát thì cho ăn từng muỗng. Không nên dùng nước ngọt, nước thường. Nếu trẻ vẫn nôn ói trong quá trình này, tạm ngưng ăn 1 giờ sau đó cho ăn lại với lượng thức ăn ít hơn. Sau 4 giờ mà trẻ không nôn ói thì nên cho ăn nhiều hơn bằng cách tăng gấp đôi lượng thức ăn.
Thức ăn tiếp theo thường nhẹ, dễ tiêu như cháo, cơm, bánh mì, bánh tây lạt, súp nghiền và cho trẻ ăn lại bình thường trong vòng 24 giờ.
Trẻ bị ngộ độc thức ăn cần được theo dõi thường xuyên nhiệt độ, số lần, tính chất dịch ói, phân và nước tiểu. Lưu ý đưa trẻ đến cơ sở y tế khi có những dấu hiệu nặng như: nôn nhiều, chất nôn có máu hoặc ngả màu xanh, không thể uống được hoặc bỏ bú, mệt nhiều, sốt cao, phân có máu, khát nhiều, đau bụng nhiều, bụng sình, nhức đầu hoặc bệnh kéo dài trên 2 ngày.