Chuyên gia 'hiến kế' hạn chế bụi đỏ ở công trường sân bay Long Thành

19-03-2024 10:18 | Xã hội
google news

SKĐS - Theo chuyên gia, một trong các biện pháp dập bụi ở công trường rộng lớn như sân bay Long Thành là dùng máy phun sương cao áp. Xe phun sương cao áp có thể phun xa 180m và bao phủ được diện tích rộng lớn.

Hoang tàn trong dự án của Tập đoàn Phúc Sơn tại sân bay Nha Trang cũHoang tàn trong dự án của Tập đoàn Phúc Sơn tại sân bay Nha Trang cũ

SKĐS - Năm 2016, UBND tỉnh Khánh Hòa giao cho Công ty Cổ phần Tập đoàn Phúc Sơn hơn 62ha đất tại sân bay Nha Trang cũ để xây dựng Dự án Khu trung tâm đô thị - dịch vụ - tài chính - du lịch Nha Trang, nhưng đến nay, dự án này gần như chỉ là bãi đất trống, quây tôn kín mít, cỏ cây um tùm.

Bụi mù mịt ở đại công trường sân bay Long Thành

Thời gian gần đây, bước vào cao điểm mùa khô, bụi đỏ do thi công sân bay Long Thành phát tán bao trùm cao tốc TPHCM - Dầu Giây khiến giao thông qua lại khó khăn. Theo nhiều tài xế, bụi xuất hiện ở cao tốc từ đầu mùa khô, cao điểm tháng 3 khi trời nắng nóng, gió nhiều. Người dân sống gần khu vực thi công sân bay Long Thành thì hứng chịu bụi đỏ tấp vào nhà, làm đảo lộn cuộc sống của nhiều người.

Theo Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Nai, ô nhiễm bụi khu vực này vượt quy chuẩn quy định từ 1,24 đến 2,98 lần. Việc này ảnh hưởng các khu vực xung quanh và phương tiện trên cao tốc. Không chỉ gây khó khăn cho giao thông ở khu vực, bụi đỏ còn phủ kín các khu dân cư nằm cạnh sân bay. Bụi bay mịt mù ở khu vực ấp 6, xã Bình Sơn, cách công trường sân bay khoảng 300 m, với hàng trăm hộ dân sinh sống.

Chuyên gia 'hiến kế' hạn chế bụi đỏ ở công trường sân bay Long Thành- Ảnh 2.

Bụi mù mịt ở đại công trường sân bay Long Thành.

Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành rộng 5.000 ha có tổng mức đầu tư khoảng 336.630 tỷ đồng, khởi công đầu năm 2021. Giai đoạn đầu, sân bay xây một đường cất hạ cánh, nhà ga cùng các hạng mục phụ trợ với công suất 25 triệu khách/năm, dự kiến hoàn thành năm 2026. Tuyến cao tốc huyết mạch nối TPHCM với Đồng Nai chạy song song sân bay khoảng 4 km, cách hàng rào dự án chừng 200 m.

Đại diện Tổng công ty hàng không Việt Nam (ACV) cho biết sau thời gian thi công san lấp nền, hiện sân bay Long Thành có khoảng 4.000 kỹ sư, công nhân cùng hơn 2.000 máy móc, trang thiết bị để đẩy nhanh tiến độ dự án.

ACV cho biết đang đẩy nhanh các biện pháp giảm bụi đỏ tại công trình. Trong đó, biện pháp trước mắt chủ đầu tư cùng phối hợp với các chủ thầu để hạn chế bụi đỏ là tưới nước các tuyến đường xe ra vào công trình và chuẩn bị trồng cỏ. Dự án trồng cỏ sẽ tiến hành song song hoạt động xây dựng nhà ga, khi cỏ mọc sẽ góp phần tránh phát tán bụi ra môi trường xung quanh; tránh xói mòn, rửa trôi bãi đất khi gặp mưa và đảm bảo mỹ quan, tạo không gian xanh khu vực xung quanh.

Chuyên gia môi trường Đào Nhật Đình cho biết, một trong các biện pháp dập bụi ở công trường rộng lớn là dùng máy phun sương cao áp. Xe phun sương cao áp có thể phun xa 180m và bao phủ được diện tích rộng lớn. Tuy nhiên công trình sân bay Long Thành có diện tích rất lớn, cần đến rất nhiều xe phun sương mới có hiệu quả.

Đối với đơn vị thi công, khi lập phương án thi công phải có phương án dập bụi, không để ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người và môi trường. Do đó nếu đơn vị thi công thực hiện đúng các biện pháp giảm bụi như trong đánh giá tác động môi trường thì hậu quả sẽ không có bụi khủng khiếp như đang diễn ra.

Giải pháp nào khắc phục triệt để bụi?

Theo chuyên gia Đào Nhật Đình, vấn đề chống bụi với các đại công trình xây dựng sẽ phức tạp hơn chống bụi thông thường nhưng vẫn có thể áp dụng. Do việc phun nước có thể làm sình lầy và tăng bám bụi lên phương tiện, phun sương hoặc rải chất chống bụi là các biện pháp thường được sử dụng. Pháo phun sương có thể phun cao từ 20 tới 60 m ở cuối gió mà không ảnh hưởng tới thi công, tạo hàng rào chống lan tỏa bụi. Hệ thống phun sương điểm giảm trực tiếp lượng bụi tại vị trí thi công. Còn chất chống bụi có ưu điểm là không phải phun thường xuyên như nước và giảm tới 95% lượng bụi.

Chuyên gia cho biết nhiều quốc gia trên thế giới cũng đã gặp tình trạng ô nhiễm bụi đỏ tương tự như tình trạng tại Sân bay Long Thành hoặc ô nhiễm môi trường ở Việt Nam. Ví dụ như Thổ Nhĩ Kỳ, Đức, Trung Quốc, Ấn Độ, Bangladesh, Pakistan, Thái Lan, và Indonesia…

Ví dụ, trong quá trình xây dựng sân bay quốc tế Istanbul mới ở Thổ Nhĩ Kỳ, cũng đã xảy ra vấn đề ô nhiễm bụi đỏ. Tương tự, trong quá trình xây dựng sân bay quốc tế Berlin-Brandenburg ở Đức, cũng đã có tình trạng bụi đỏ và người dân đã phải đeo khẩu trang để bảo vệ sức khỏe. Tuy nhiên, các nước này đã có các giải pháp xử lý khác nhau để giảm thiểu tác động của ô nhiễm bụi đỏ, bao gồm sử dụng thiết bị giảm bụi, áp dụng công nghệ xây dựng thân thiện với môi trường và đưa ra các chính sách khuyến khích sử dụng phương tiện giao thông công cộng để giảm thiểu ô nhiễm.

Theo các chuyên gia, Việt Nam có thể học hỏi và áp dụng những biện pháp tương tự để giải quyết vấn đề bụi đỏ tại Sân bay Long Thành. Chính phủ có thể xem xét áp dụng các tiêu chuẩn khắt khe hơn về ô nhiễm trong sản xuất, đầu tư vào các công nghệ xanh và tăng cường giám sát để đảm bảo rằng các công trình xây dựng được thực hiện với tiêu chuẩn cao về môi trường và giảm thiểu ô nhiễm trong khu vực xung quanh.

Chiều 18/3, Sở Tài nguyên và Môi trường Đồng Nai đã có văn bản gửi Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường báo cáo kết quả giám sát việc thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm, các yêu cầu về bảo vệ môi trường của chủ đầu tư dự án xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành (sân bay Long Thành) giai đoạn 1 là Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV).

Theo đó, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Nai đánh giá, ACV chưa có biện pháp giám sát phương tiện, tần suất, lịch trình và vị trí tưới nước của liên danh nhà thầu thi công nên việc tưới, phun nước không thường xuyên, liên tục, không đầy đủ tại các vị trí. Một số xe vận chuyển không chạy trên các tuyến đường công vụ làm phát sinh cát, bụi trong quá trình di chuyển; chưa áp dụng giải pháp chống bụi bằng phun polime; chưa hoàn thành việc thực hiện trồng cỏ bảo vệ mái taluy tại khu vực dự trữ đất dư thừa (diện tích 722 ha). ACV cũng chưa có phương án rửa trôi bùn đất bám theo phương tiện vận chuyển, tránh rơi vãi xuống đường khi ra khỏi khu vực dự án.

Đô thị sân bay hiện đại được quy hoạch ở Khánh Hòa có gì?Đô thị sân bay hiện đại được quy hoạch ở Khánh Hòa có gì?

SKĐS - Đô thị sân bay hiện đại với đa dạng các tiện ích về về giáo dục, y tế, nghiên cứu và ứng dụng công nghệ mới được quy hoạch tại huyện Cam Lâm (Khánh Hòa).

Xem thêm video đang được quan tâm:

Dự báo thời tiết hôm nay ngày 19/3: Bắc Bộ kết thúc nồm ẩm, trời chuyển rét đậm /SKĐS


Tô Hội
Ý kiến của bạn