Theo PGS.TS. Lê Bạch Mai - Nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia; nhìn chung chế độ ăn cho người bệnh ung thư nói chung ung thư đường tiêu hóa nói riêng phải đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng và khác biệt với chế độ ăn của người bình thường nhất là đối với bệnh nhân ung thư đường tiêu hóa. Đối với những bệnh nhân mắc ung thư ở các vị trí khác nhau thì cũng có sự khác biệt về chế độ ăn.
PGS.TS. Lê Bạch Mai - Nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia.
Chia nhỏ bữa ăn và lựa chọn thực phẩm giầu oxy hóa
BS. Mai cho rằng, nếu bệnh nhân ung thư thực quản chế độ ăn khác với ung thư đại trực tràng vì mỗi một bộ phận của hệ thống tiêu hóa đường tiêu hóa có chức năng khác nhau và mất đi đoạn nào thì ảnh hưởng đến chức năng đoạn đó. Khi đó những bộ phận đó liên quan và ảnh hưởng đến đường tiêu hóa. Tuy nhiên nhìn chung về chế độ ăn cho bệnh nhân ung thư đường tiêu hóa tuân thủ cần chú ý nguyên tắc là chia nhỏ bữa ăn. Vì khi bị mắc ung thư đường tiêu hóa dù ở giai đoạn nào thì cũng bị ảnh hưởng ít nhiều. Do đó, thay vì buộc mình ăn ba bữa ăn lớn mỗi ngày, bệnh nhân có thể ăn 5-6 bữa hoặc 10-12 bữa nhỏ trong một ngày để giữ được dinh dưỡng và năng lượng cơ thể.
Ngoài ra, các món ăn cần chế biến mềm lỏng hơn so với bình thường, hãy làm mềm thức ăn bằng cách ninh nhừ hoặc xay nát hoặc chế biến cháo, súp,...Cho dễ tiêu hóa hơn bình thường nhằm đảm bảo nhu cầu của dinh dưỡng và giảm được hoạt động của bộ máy tiêu hóa. Người bệnh cần có chế độ ăn cân đối để không bị táo bón, thiếu chất dinh dưỡng. Một chế độ ăn nhiều cá, rau xanh dạng lá, đủ thịt, thêm dầu thực vật, uống nhiều nước và vận động, tập thể dục thể thao....sẽ giúp cơ thể đủ chất dinh dưỡng và sức khoẻ để chống lại ung thư chứ không phải là cung cấp thêm chất đạm cho khối u như nhiều người vẫn lầm tưởng.
Bệnh nhân cần ăn nhiều thực phẩm cung cấp các chất ôxy hóa, các thực phẩm giầu ôxy hóa từ rau như rau lá mềm vì người bình thường cần ăn nhiều rau có chất xơ thì người bệnh ung thư đường tiêu hóa sẽ hạn chế hơn 1 chút nhưng chất chống ôxy hóa thì cần nhiều. Tăng cường các thực phẩm có yếu tố bảo vệ là các thực phẩm giàu vitamin C đó nhiều trong các thực phẩm như; Rau ngót, thanh long, cam, ăn những thực phẩm giầu các chất chống oxy hóa như: Cà rốt, đậu đỗ, đậu nành, trà xanh, táo… vì chất chống ôxy hóa trung hòa các gốc tự do, gốc tự do này không phá vỡ màng tế bảo, giữ cho tế bào đường tiêu hóa vẹn nguyên chống ung thư.BS Mai giải thích thêm.
Người bệnh ung thư đường tiêu hóa cần ăn đa dạng các loại thực phẩm
Đáng chú ý, người bệnh ung thư đường tiêu hóa cần chú ý đến thực phẩm có các yếu tô gây ung thư. Tránh các loại thực phẩm chế biến sẵn chứa đường đơn, gây nhiều tác hại cho cơ thể; Thực phẩm mốc, mặn, rán, nướng nhất là các thực phẩm nướng trên than có hàm lượng cac- bon cao tạo nên các chất gây ung thư.
Muốn giảm nguy cơ ung thư đường tiêu hóa thì phải chú ý đến vận động hàng ngày. Mỗi người hàng ngày cần có 30 phút, nếu quá bận thì có thể dành ra 10 phút để vận động tập thể dục, rất tốt cho cơ thể nói chung và đường tiêu hóa nói riêng. Không hút thuốc lá, không lạm dụng rượu, ...đây là những yếu tố giúp cho phòng chống đường tiêu hóa đặc biệt là người đã có sẵn bệnh lý về đường tiêu hóa sẽ ngăn ngừa phòng chống ung thư. BS Mai khuyến cáo thêm.