Mỗi nhà dân là một trạm cảnh báo
PGS.TS Trần Tân Văn, Viện trưởng Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản cho biết, ở Việt Nam, công nghệ dự báo lũ quét đã có, nhưng vẫn còn rất mới, chưa phổ biến do thiếu tiền đầu tư đồng bộ. Đầu năm 2020, 2 trạm cảnh báo lũ quét được phía Đài Loan (Trung Quốc) tài trợ lắp đặt tài Bản Khoang (Lào Cai) là hệ thống cảnh báo lũ quét đầu tiên ở Việt Nam.
Tuy nhiên toàn bộ các hoạt động dữ liệu thu thập được đa phần để thử nghiệm phục vụ cho mục đích nghiên cứu là chính. Ở mỗi trạm đều được thiết kế các cảm biến về hơi nước, nhiệt độ, độ ẩm, áp suất, đo mưa… từ đó phân tích tình huống tự động và phát ra cảnh báo khi nguy cơ cao lũ quét có thể xảy ra.
Trong khi thiên tai dồn dập, công nghệ cảnh báo vừa thiếu vừa yếu, làm thế nào để giảm thiểu thiệt hại, có biện pháp phòng tránh sạt lở, lũ quét?
PGS.TS Trần Tân Văn cho biết ở Thái Lan đã áp dụng mô hình mỗi nhà dân là một trạm cảnh báo lũ quét. Theo đó, yếu tố tác động trực tiếp lớn nhất gây ra lũ quét chính là mưa. Trong khi chưa thể lắp đặt các trạm đo mưa dày đặc thì mỗi nhà dân có thể tự đo lượng mưa trong khu vực mình sinh sống.
Theo đó, cơ quan phòng chống thiên tai sẽ phát cho các hộ dân mỗi nhà một bình thủy tinh có các vạch ngưỡng đo lượng nước mưa nhất định. Khi có mưa, người dân chỉ cần quan sát lượng nước có trong bình đó. Nếu lượng nước đạt đến mức độ cảnh báo, người dân sẽ tự động tìm nơi tránh trú an toàn.
"Ở Việt Nam chúng tôi cũng đã đề xuất mô hình này song chưa được áp dụng. Song song với xây dựng các trạm quan trắc thì đây là giải pháp ứng phó phòng chống sạt lở đất hiệu quả mà nước bạn đã áp dụng, ít tốn kém và hạn chế thương vong khi có thiên tai", PGS.TS Trần Tân Văn cho hay.
Ở Việt Nam hiện nay, đáng mừng là có một số công ty tư nhân đã tham gia lắp đặt các trạm quan trắc đo mưa ở một số địa phương, bổ sung thêm dữ liệu vào hệ thống quan trắc quốc gia. Tuy nhiên so với yêu cầu để phục vụ cảnh báo thì vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu. Cả nước chỉ có vài chục trạm rada đo mưa, dữ liệu để cảnh báo vẫn cực kỳ thiếu, đặc biệt ở các khu vực vùng sâu vùng xa, nơi lũ quét, sạt lở đất xảy ra chủ yếu.
Một nguyên nhân khác ảnh hưởng đến sạt lở là việc xây dựng thủy điện và các trận động đất. Các hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng, đường sá, thủy điện, cắt chân sườn dốc tự nhiên lấy mặt bằng làm nhà... ít nhiều đều có tác động, đều đóng góp vào làm mất cân bằng sườn dốc. Động đất góp phần gây dập vỡ, làm giảm sức bền đất đá, vừa kích hoạt, làm gia tăng lực gây trượt. Cộng dồn các yếu tố này tạo nên những thảm họa sạt lở khủng khiếp chúng ta đã chứng kiến.
Thông tin địa chất phải được cập nhật
PGS.TS Trần Tân Văn cũng cho biết, để dự báo được lũ quét, sạt lở đất tại một địa điểm, ngoài việc xác định được lượng mưa đã xuất hiện và dự báo sẽ xảy ra chi tiết theo không gian, thời gian trên khu vực đó, cần xác định được các thông tin nền về địa hình, cấu trúc địa chất, lớp vỏ phong hóa, đặc điểm thảm phủ, độ ẩm, mức độ bão hòa, ngưỡng mưa sinh lũ quét và sạt lở đất, các hoạt động kinh tế-xã hội, dân sinh như giao thông, khai thác mỏ, xây dựng, phân bố dân cư... Các thông tin này phải đảm bảo được tính cập nhật liên tục theo thời gian và chi tiết đến từng địa điểm.
Trong khi đó, hiện nay, công nghệ chưa cho phép dự báo chính xác định lượng mưa. Thông tin số liệu đo đạc, điều tra, khảo sát thực địa của các vùng có nguy cơ phát sinh lũ quét, sạt lở đất thường không có. Thông tin về thảm phủ, cấu trúc địa chất, lớp vỏ phong hóa, mức độ bão hòa trong đất không có đủ độ chi tiết và không được cập nhật thực tế. Sự tác động của con người hoặc chuyển đổi mục đích sử dụng đất, phá rừng, khai thác khoáng sản chưa được thống kê, nghiên cứu đầy đủ… nên khó dự báo được sạt lở.
Người dân sống ở các vùng có nguy cơ lũ quét, sạt lở đất cần theo dõi liên tục thông tin cảnh báo để di chuyển đến nơi an toàn. Với người dân sống ở vùng ngập lũ, cần làm sạch và khử trùng các bề mặt tiếp xúc với thực phẩm bị ngập nước
Làm sạch và khử trùng bát đĩa, đồ dùng và các bề mặt khác tiếp xúc với thực phẩm (như ngăn kéo tủ lạnh hoặc mặt bàn bếp) theo quy trình: Rửa bằng nước nóng, xà phòng. Rửa lại bằng nước sạch, an toàn.
Vệ sinh: Pha dung dịch 240 mL thuốc tẩy clo gia dụng không mùi trong 18 lít nước sạch. Ngâm các đồ vật 1 phút trong dung dịch (dung dịch phải bao phủ hoàn toàn các đồ vật). Đối với những vật dụng mà bạn không thể cho dung dịch vào (như mặt bàn), hãy dùng vải thấm đều dung dịch và lau thật sạch sau đó để khô ngoài không khí.
Xem thêm video đang được quan tâm:
Sáng 4/10: Chủ tịch CLB bóng đá gục khóc nức nở xin lỗi về thảm kịch ám ảnh ở SVĐ Kanjuruhan | SKĐS