Chuyên gia đề xuất cố định thời gian lịch nghỉ Tết

27-09-2023 09:49 | Xã hội

SKĐS - Theo chuyên gia, nên cố định thời gian nghỉ Tết hàng năm. Mỗi đơn vị tùy theo nhu cầu, tính chất công việc, ngành nghề để áp dụng linh hoạt sao cho thuận tiết nhất cho người lao động.

Lịch nghỉ Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 của học sinh 63 tỉnh, thành phố mới nhấtLịch nghỉ Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 của học sinh 63 tỉnh, thành phố mới nhất

SKĐS - Lịch nghỉ Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 của học sinh 63 tỉnh, thành phố mới nhất đã được nhiều địa phương thông báo.

Hai phương án nghỉ Tết được lấy ý kiến

Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đang lấy ý kiến bộ ngành về hai phương án nghỉ Tết Giáp Thìn, đều kéo dài 7 ngày, chỉ khác thời điểm nghỉ từ 29 hoặc 30 tháng chạp.

Phương án một, nghỉ từ ngày 8/2/2024 đến 14/2/2024 (29 tháng chạp năm Quý Mão đến hết mùng 5 tháng giêng năm Giáp Thìn). Phương án hai, chọn nghỉ từ 9/2/2024 đến hết 15/2/2024 (30 tháng chạp năm Quý Mão đến hết mùng 6 tháng giêng năm Giáp Thìn).Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đưa hai phương án song đề xuất nghỉ từ ngày 29 Âm lịch vì thời điểm trước và sau Tết hài hòa, thuận tiện cho người dân về quê và trở lại làm việc ngày mùng 6 tháng giêng.

Chuyên gia đề xuất cố định thời gian lịch nghỉ Tết - Ảnh 2.

Chuyên gia đề xuất cố định lịch nghỉ Tết hàng năm và kéo dài thời gian nghỉ.

Nhìn lại lịch nghỉ Tết Nguyên đán từ năm 2015 đến nay, phần lớn thời điểm nghỉ luôn cận Tết một đến hai ngày, ngoài Tết Bính Thân 2016 nghỉ từ 28 tháng Chạp. Thời gian nghỉ Tết Mậu Tuất 2019 kéo dài 9 ngày, cũng từ 28 Âm lịch do liền kề hai cuối tuần, song thực tế bắt đầu từ 30 tháng Chạp nếu tính ngày nghỉ chính thức.

PGS.TS Đặng Ngọc Dinh, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu phát triển hỗ trợ cộng đồng cho rằng cả hai phương án nghỉ Tết này đều có mặt chưa hợp lý là thời gian nghỉ trước Tết quá ngắn. Bởi thực tế, kỳ nghỉ Tết chỉ có ý nghĩa nhiều với những người làm ăn xa xứ, người ở quê ra thành phố, người miền Bắc vào miền Nam lập nghiệp. Tết là dịp để họ về quê, tụ họp gia đình, gặp gỡ người thân bạn bè.

"Hai luồng di chuyển chủ yếu dịp Tết là từ thành thị về nông thôn và từ miền Nam ra miền Bắc. Số người ở quê đến thành phố lập nghiệp là rất lớn và số lao động từ Bắc vào Nam làm việc cũng rất đông. Nếu đến ngày 29, 30 âm lịch mới được nghỉ Tết thì e là sẽ gây áp lực quá lớn lên hệ thống giao thông vận tải. Bản thân người lao động cũng khó cảm thấy thoải mái khi 30 Tết mới về đến nhà, chẳng có nhiều thời gian chuẩn bị. Tôi cho rằng cần nghỉ Tết sớm hơn", PGS.TS Đặng Ngọc Dinh chia sẻ.

Nếu cho nghỉ muộn quá, công nhân có thể tự xin nghỉ trước một vài ngày, doanh nghiệp cũng khó cản do tránh tranh chấp và tránh tình trạng lao động không trở lại nhà máy sau Tết. Theo ông Dinh, vẫn là số ngày nghỉ đó (7 hoặc 9 ngày), nên bố trí cho người lao động nghỉ sớm từ 26 – 28/12 âm lịch. Sau Tết, mùng 4-5 đã có thể đi làm bởi khi đó các công việc cơ bản của Tết đã xong, tinh thần đa số người lao động đã sẵn sàng cho công việc mới.

Nên cố định lịch nghỉ Tết?

PGS.TS Nguyễn Đức Lộc, Viện Nghiên cứu Đời sống Xã hội cho rằng nên cố định lịch nghỉ Tết hàng năm để tránh mất thời gian trong việc lấy ý kiến rồi thảo luận mới chốt phương án. Lịch nghỉ Tết nên được cố định như ngày khai giảng hàng năm, song áp dụng nguyên tắc nghỉ liền kề, nghỉ kế tiếp, nếu có ngày xen kẽ thì cho làm bù vào tuần tiếp theo.

Theo chuyên gia, kỳ nghỉ quan trọng nhất năm bắt đầu trước Tết chỉ một đến hai ngày là muộn. Chọn phương án nghỉ từ 29 hay 30 Âm lịch, công chức, lao động không có nhiều thời gian chuẩn bị cho gia đình, cũng không còn toàn tâm toàn ý cho công việc. Nhiều người cho rằng không khí chuẩn bị Tết mới là vui nhất, có ý nghĩa nhất. "Nhìn vào văn hóa truyền thống lẫn thực tế cuộc sống, các nhà quản lý cũng nên thay đổi suy nghĩ để đưa ra kỳ nghỉ phù hợp, trong đó xem xét cho nghỉ trước Tết sớm hơn, nhiều ngày hơn.

Dù nghỉ Tết chính thức 5 ngày nhưng tính tổng số ngày nghỉ chính thức của Việt Nam vẫn ít hơn so với nhiều nước trên thế giới. Nếu vì luật đã quy định, cơ quan quản lý nên vận dụng linh hoạt hơn như hoán đổi lịch làm việc để có kỳ nghỉ dài trong dịp lễ quan trọng nhất năm. Dù theo nguyên tắc nào cũng cần tạo điều kiện cho người dân về quê sớm trước Tết, thay vì thực hiện cứng nhắc theo quy định. Vận dụng phù hợp hoàn cảnh, nguyện vọng chắc chắn sẽ được người dân ủng hộ.

Điều 112 về nghỉ lễ, Tết tại Bộ luật Lao động năm 2019 quy định, người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, Tết sau đây: Tết Dương lịch 1 ngày (ngày 1/1 Dương lịch); Tết Âm lịch 5 ngày; Ngày Chiến thắng 1 ngày (ngày 30/4 Dương lịch); Ngày Quốc tế lao động 1 ngày (ngày 1/5 Dương lịch); Quốc khánh 2 ngày (ngày 2/9 Dương lịch và 1 ngày liền kề trước hoặc sau); ngày Giỗ Tổ Hùng Vương 1 ngày (ngày 10/3 Âm lịch).

Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định trên còn được nghỉ thêm 1 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 1 ngày Quốc khánh của nước họ. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ theo quy định...

Lịch tựu trường và nghỉ Tết Nguyên đán của học sinh Hà NộiLịch tựu trường và nghỉ Tết Nguyên đán của học sinh Hà Nội

SKĐS - Học sinh mầm non, phổ thông thành phố Hà Nội dự kiến sẽ tựu trường năm học 2023-2024 sớm nhất vào ngày 28/8. Học sinh lớp 1 tựu trường sớm nhất từ ngày 21/8.

Xem thêm video đang được quan tâm:

Áp thấp suy yếu, miền Trung mưa lũ khiến 7 người thương vong và 153 ngôi nhà bị tốc mái | SKĐS


Tô Hội
Ý kiến của bạn