Chuyên gia công nghệ chỉ ra lỗ hổng để kẻ gian lợi dụng lừa đảo 'con cấp cứu ở bệnh viện, cần chuyển tiền gấp’

14-03-2023 18:59 | Thời sự
google news

SKĐS - Đến thời điểm này, không chỉ người dân TP.HCM mà nhiều phụ huynh tại Hà Nội cũng nhận được các cuộc gọi với nội dung con của mình đang cấp cứu ở bệnh viện và yêu cầu chuyển chi phí phẫu thuật ngay.

"Nghe tin con cấp cứu ở viện, phụ huynh hãy yên tâm vì bác sĩ sẽ không bao giờ bỏ bệnh nhân"'Nghe tin con cấp cứu ở viện, phụ huynh hãy yên tâm vì bác sĩ sẽ không bao giờ bỏ bệnh nhân'

SKĐS - Theo TS. Vũ Thu Hương, phụ huynh hãy yên tâm nếu chẳng may con phải nhập viện thì bác sĩ sẽ kịp thời sơ cứu, cấp cứu cho con trước, chi phí để thực hiện cho một ca mổ hay thủ thuật nào đó sẽ tính sau. "Bác sĩ sẽ không bao giờ bỏ bệnh nhân".

Mặc dù biết các cuộc gọi "con đang nằm viện, chuyển tiền gấp để nhập viện/phẫu thuật" là lừa đảo và đã được cảnh báo, tuy nhiên khi phụ huynh nhận được cuộc gọi liên quan đến sức khỏe của con em mình, nhiều người vẫn bị hoang mang, không ít người đã "sập bẫy" kẻ lừa đảo.

Qua các sự việc lừa đảo trên, chuyên gia công nghệ thông tin nhấn mạnh mọi người nên cẩn trọng trước những cuộc gọi có dấu hiệu lừa đảo.

Cần ký cam kết bảo mật dữ liệu trước khi cung cấp các thông tin của con

Là một chuyên gia về công nghệ thông tin, ông Nguyễn Ngọc Khánh - Giám đốc phụ trách về giải pháp phần mềm công nghệ thông tin và viễn thông, Công ty Viễn Đạt cho biết, hình thức lừa đảo này là không mới, tuy nhiên, nhiều người đã vội vàng chuyển tiền vào tài khoản của kẻ gian vì đối tượng lừa đảo nhắm vào chính nỗi sợ của phụ huynh - đó là sức khỏe của con em mình.

Ông Khánh cho biết, dữ liệu mà các đối tượng lừa đảo có thể lấy từ trường học, các trung tâm học thêm, các trung tâm dạy kỹ năng sống, bể bơi... Do đó, trước khi cung cấp các thông tin của con, cha mẹ cần yêu cầu ký cam kết bảo mật dữ liệu. Đối với các cơ quan chức năng, cần tăng cường xâm nhập và xử lý các đường dây mua bán, cung cấp dữ liệu cá nhân; công khai và tuyên truyền mạnh mẽ các chế tài xử lý đối với loại tội phạm này.

Chuyên gia an ninh mạng nói gì để cha mẹ không bị bấn loạn trước chiêu lừa 'con cấp cứu ở bệnh viện' - Ảnh 2.

Khi nhận được cuộc gọi có dấu hiệu lừa đảo, cha mẹ cần bình tĩnh và có thể gọi tới đầu số 156 để cung cấp thông tin.

"Khi nhận được cuộc gọi có dấu hiệu lừa đảo, cha mẹ cần bình tĩnh và có thể gọi tới đầu số 156 để cung cấp thông tin. Đây là đầu số được sử dụng thống nhất trên toàn quốc và triển khai với tất cả các nhà mạng cung cấp dịch vụ viễn thông cố định, di động.

Sau khi tiếp nhận thông tin phản ánh, các doanh nghiệp viễn thông sẽ xác minh thông tin thuê bao của số thuê bao có hành vi phản ánh phát tán cuộc gọi rác, cuộc gọi có dấu hiệu lừa đảo, từ đó yêu cầu xác thực lại thông tin thuê bao, xử lý vi phạm nếu thông tin thuê bao không đúng quy định. Đồng thời, các doanh nghiệp viễn thông sẽ gửi các nội dung phản ánh tới cơ quan chức năng để tổng hợp, xử lý các vi phạm theo quy định của pháp luật".

Bên cạnh đó, đối với các cuộc gọi với mục đích lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, các đối tượng thường nói một cách gấp rút, đẩy tính nghiêm trọng, khẩn cấp của sự việc lên cao. "Cha mẹ cần bình tĩnh để suy xét và gọi điện cho nhà trường, hay tới bệnh viện để xác nhận tại thời điểm đó bệnh viện có tiếp nhận ca cấp cứu nào với tên và năm sinh trùng với con mình không", ông Khánh cho biết thêm.

Nếu đã chia sẻ thông tin của con cái lên mạng xã hội thì nên xóa đi

Về lý do tại sao kẻ lừa đảo lại có thể biết được thông tin cá nhân một cách chi tiết từ số điện thoại, họ tên, địa chỉ của học sinh, phụ huynh... chuyên gia an ninh mạng Ngô Minh Hiếu (Hiếu PC) cho biết, thông tin của người Việt Nam hiện đang lộ, lọt trên không gian mạng rất nhiều. Đầu tiên, kẻ xấu có thể tìm kiếm thông tin này trên tài khoản cá nhân. Người dùng thường xuyên chia sẻ thông tin, hình ảnh của bản thân, con cái dẫn đến lộ thông tin cá nhân một cách tình cờ mà không biết.

Một nguy cơ làm lộ, lọt thông tin khác chính từ những dịch vụ bản thân hoặc công ty của mình đang sử dụng. Điển hình rất dễ thấy hiện nay như: hãng hàng không, dịch vụ ăn uống, nhà hàng, vui chơi, nghỉ dưỡng,... khi phụ huynh, học sinh khai báo thông tin để làm thẻ khách hàng thì có thể bị bán dữ liệu ra ngoài.

Ngoài ra, nạn mua bán thông tin cá nhân cũng đang diễn ra rất phức tạp, thông tin cá nhân được chào bán với giá rất rẻ. Kẻ lừa đảo còn có thể biết biết tên, địa chỉ, nghề nghiệp, thậm chí là mức thu nhập...

Để chấm dứt việc thông tin cá nhân không bị lộ, lọt, chuyên gia an ninh mạng Ngô Minh Hiếu cho rằng  bản thân mỗi cá nhân và ngay tại các đơn vị, tổ chức cũng cần rà soát lại việc bảo mật thông tin của mình. Hạn chế chia sẻ thông tin, hình ảnh cá nhân, con cái, danh tính của mình lên mạng xã hội. Nếu đã và đang chia sẻ rồi thì nên xóa đi. Cùng với đó, những dịch vụ mà mình đã đăng ký mà không còn nhu cầu nữa nên được hủy bỏ để hạn chế bớt việc các đơn vị giữ thông tin của mình.

Khi nhận được bất kỳ một cuộc gọi nào, ví dụ như nói rằng bản thân, gia đình đang gặp vấn đề nào đó thì cần bình tĩnh và tìm cách xác nhận thông tin từ nguồn chính thống.

Liên tiếp những ngày qua, nhiều phụ huynh tại TP.HCM trở thành nạn nhân bị lừa đảo qua điện thoại. Bằng một cách nào đó, kẻ gian có được số điện thoại của cả cha và mẹ học sinh, thông tin lớp học, trường học và tên tuổi các em.

Mạo nhận là thầy cô giáo hoặc nhân viên của trường học, kẻ gian gọi cho phụ huynh, thông báo các con đang cấp cứu cần phẫu thuật gấp. Đồng thời, yêu cầu phụ huynh chuyển tiền ngay để bác sĩ thực hiện phẫu thuật.

Các cuộc điện thoại đều diễn ra trong giờ học nên phụ huynh khó liên lạc được với giáo viên chủ nhiệm. Vì lo cho con, nhiều người vội vã chuyển tiền vào tài khoản kẻ gian từ vài chục triệu cho đến vài trăm triệu đồng. Một số người bình tĩnh đến tận bệnh viện tìm con hoặc chờ xác nhận từ giáo viên nên thoát bẫy.

Học sinh cấp 2 có ý định tự tử vì bạo lực học đườngHọc sinh cấp 2 có ý định tự tử vì bạo lực học đường

SKĐS - Mới đây, Khoa Sức khỏe Vị thành niên, Bệnh viện Nhi Trung ương đã tiếp nhận trường hợp một học sinh cấp 2 đã có ý định tự tử do bạo lực học đường.


Đỗ Vi
Ý kiến của bạn