Bệnh do ăn uống
Hệ tiêu hóa được chia thành từng phần bao gồm ống tiêu hóa và những cấu trúc phối hợp với từng chức năng riêng. Ống tiêu hóa gồm miệng, hầu, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già, trực tràng, ống hậu môn và hậu môn. Những cấu trúc phối hợp gồm răng, môi, má, lưỡi, tuyến nước bọt, tụy, gan và túi mật. Hệ tiêu hoá là cơ quan dễ bị ảnh hưởng nhất do tác động từ ăn uống, lối sống sinh hoạt.
Trong số những nguyên nhân có thể gây các căn bệnh về tiêu hóa, thì chế độ ăn uống được cho là yếu tố có ảnh hưởng nhiều nhất. Việc ăn uống thất thường, không khoa học, và nhất là ăn nhiều những đồ ăn có chứa lượng lớn đường, đồ chiên rán, thức ăn nhanh sẽ rất dễ dẫn đến tình trạng đầy hơi, chướng bụng và khó tiêu cho người bệnh.
Không chỉ có thói quen ăn uống những đồ ăn nhiều dầu mỡ, bột đường, việc thay đổi thực đơn ăn hàng ngày cũng khiến cho hệ tiêu hóa chưa kịp thích ứng để làm quen, từ đó cũng rất dễ dẫn đến những triệu chứng bệnh.
Ngoài chế độ ăn uống, thì việc người bệnh bị mắc các chứng bệnh và phải sử dụng các loại thuốc tây y để điều trị cũng có thể sẽ gây nên những tác hại đến dạ dày, ruột, đại tràng… lâu dần khiến những bộ phận này tổn thương và phát bệnh.
Đừng quên chất xơ
Nói về các biện pháp để khắc phục những vấn đề về tiêu hóa hiện nay, theo PGS Nguyễn Thị Lâm – nguyên Phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia cho biết chăm sóc đường tiêu hoá vô cùng quan trọng.
Ảnh minh hoạ
Trong khi đó, PGS Lâm cho biết lối sống hiện nay nhiều người đang ăn quá nhiều chất béo, bột đường và lười ăn rau, thiếu chất xơ gia tăng thêm gánh nặng cho đường tiêu hoá. Theo thông kê có tới 57 % người Việt trưởng thành lười ăn rau và trái cây theo đúng khuyến nghị của Tổ chức Y tế thế giới 400 gram/ngày.
PGS Lâm cho biết ngoài ăn uống khoa học, tăng cường chất xơ, ăn đúng bữa, điều chỉnh chế độ ăn với thành phần đầy đủ đường đạm mỡ, chất xơ, khoáng chất vitamin, uống đủ nước chế độ ăn đảm bảo số lượng vừa đủ no, đừng ăn thái quá các bữa liên tiếp dồn nhau. Những người có bệnh lý về đường tiêu hoá như táo bón, viêm loét dạ dày có thể tìm hiểu và chọn lựa rất nhiều loại thuốc ở các hướng điều trị khác nhau như tây y, đông y, dân gian…
Hiện nay với những người bận rộn có thể sử dụng các sản phẩm tăng cường chất xơ khác. Bởi vì chất xơ có tác dụng làm mềm phân, kích thích ruột tăng co bóp và chống lại táo bón rất tốt. Chức năng kích thích nhu động ruột của chất xơ làm cho thức ăn đi qua đường ruột nhanh hơn, giảm tình trạng viêm đường ruột.
Y học cổ truyền (Hải Thượng Lãn Ông) đã nghiên cứu về công dụng của lô hội và chứng minh loại dược liệu này có tính nhuận tràng, nhuận gan và điều kinh, nghiên cứu từ 1930 ở Mỹ và Nga cho thấy lô hội có khả năng hỗ trợ tốc độ lành vết thương. Ngoài ra, các Anthraquinon trong lô hội kết hợp với canxi trong đường tiểu thành hợp chất tan được để tống ra ngoài theo hệ bài tiết.
Ngoài ra, các chất nhầy trong lô hội giống như một enzym tiêu hoá giúp làm hạn chế các hiện tượng đầy bụng, ợ chua, táo bón… Bởi, chính những chất nhầy của lô hội khi vào đường ruột nó lại là thức ăn cho các vi khuẩn có lợi của đường ruột.
THÀNH PHẦN: Nước Tinh Khiết, Axít Citric (330), Hương Quýt Tự Nhiên, Tinh Chất Lô Hội Cô Đặc (0,0723g), Sucralose (955), Kali Sorbate (202) (Chất Bảo Quản), Natri Benzoat (211) (Chất Bảo Quản) Và Chiết Xuất Hoa Cúc La Mã. CÔNG DỤNG: Hỗ trợ giảm các chứng khó tiêu. Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG: Người trưởng thành. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG Lắc đều trước khi sử dụng. Pha 3 nắp (15ml) sản phẩm với ½ ly (120ml) nước. Dùng từ 1 đến 2 lần mỗi ngày. Để chuẩn bị 1 lít, pha ½ ly (120ml) sản phẩm với 1 lít nước. Để lạnh sau khi mở hộp.. |