Hà Nội

Chuyên gia chỉ rõ những đối tượng có nguy cơ cao bị đột quỵ

17-12-2019 15:00 | Y học 360
google news

SKĐS - Dấu hiệu dễ dàng để nhận biết cơn đột quỵ là: Xây xẩm, chóng mặt, tê yếu tay chân một bên cơ thể, nói khó, nói ngọng… nhưng chỉ có khoảng 5% số người bị đột quỵ kịp thời đến cơ sở y tế sớm. Bởi lẽ khi bị đột quỵ, người dân không có thói quen đưa người bệnh đi cấp cứu, mà thường chủ quan, để họ ở nhà hoặc dùng các bài thuốc truyền miệng, vì vậy đã bỏ qua cơ hội tối ưu trong xử lý bệnh...

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tại Việt Nam đột quỵ là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong, mỗi năm nước ta có hơn 200.000 ca đột quỵ, trong đó có đến 50% số ca đột quỵ diễn biến xấu đi và tử vong. Nguy cơ xảy ra đột quỵ gia tăng theo tuổi, tăng gấp đôi cứ mỗi 10 năm sau 55 tuổi, xấp xỉ 28% đột quỵ xảy ra dưới 65 tuổi.

Theo các chuyên gia y tế, tai biến mạch máu não (hay còn gọi là đột quỵ) và nhồi máu cơ tim là hai căn bệnh có nguy cơ tử vong rất cao, thường liên quan đến sự hình thành các cục máu đông gây nên tắc nghẽn động mạch. Đây chính là lý do khiến nhiều người lầm tưởng 2 bệnh này là một và gọi chung là tai biến hay đột quỵ.

Trước đây, đột quỵ thường xảy ra ở người lớn tuổi. Tuy nhiên hiện nay, tỉ lệ người bị đột quỵ không còn phụ thuộc vào lứa tuổi, có rất nhiều người trẻ bị đột quỵ. Ở người trẻ, bị đột quỵ do chảy máu não nhiều hơn so với người lớn tuổi vì người trẻ có yếu tố nguy cơ tăng huyết áp nhưng chủ quan không điều trị, không quan tâm chế độ ăn uống, nghỉ ngơi; hoặc bị các bất thường như dị dạng mạch máu não, túi phình mạch máu não… vỡ gây ra gây xuất huyết. Trong khi đó, ở người già thường mắc các bệnh mạn tính như  tăng huyết áp, mỡ máu, đái đường… gây nguy cơ đột quỵ do tắc mạch cao hơn.

Khi gặp đột quỵ chúng ta nên nhận biết các dấu hiệu đột quỵ như: mặt méo, miệng méo (không cân đối), tay, chân bị kéo khó vận động, nói khó, đây là 3 dấu hiệu dễ nhận biết của đột quỵ và nhanh nhất đến cơ sở y tế và chúng tôi đang muốn thông báo đến người dân cơ sở y tế nào có khả năng giải quyết đột quỵ hiệu quả nhất. Trong thời gian 3 tiếng nếu có phương tiện, xử lý kịp thời thì những tai biến đó có thể bình phục. Nếu qua thời gian 3 tiếng thì dễ có biến chứng.

Bệnh nhân bị tai biến đột quỵ là người có nguy cơ tim mạch cao: tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, đái tháo đường, van tim. (ảnh minh hoạ)

Chia sẻ tại buổi tư vấn “Cách đúng ngừa tai biến, đột quỵ, PGS.TS Tạ Mạnh Cường nêu rõ: Những người có nguy cơ đột quỵ cao nhất là những người có nguy cơ tim mạch lớn: những người dễ bị đột quỵ, dễ bị tai biến mạch não: huyết áp cao, tăng cholesterol, rối loạn mỡ máu, xơ vữa động mạch, van tim, rối loạn nhịp tim, đái tháo đường… 80% các trường hợp đột quỵ  do cục máu đông, 20% là xuất huyết não. Nhồi máu não là mạch não bị tắc nghẽn thì có thể do cục máu đông hình thành cản mạch máu. Cục máu đông hình thành nơi khác di chuyển đến làm tắc nghẽn. Đây là huyết khối tắc mạch, trường hợp thứ hai gọi là thuyên tắc mạch.

Nguồn gốc của cục tắc này có 2 nguồn gốc từ động mạch lớn xuất phát từ tim như động mạch cảnh,  động mạch chủ. nguồn gốc tại tim. Có 2 nhóm bệnh gây đột quỵ: Nhóm bệnh gây xơ vữa động mạch và nhóm bệnh tim mạch dễ gây cục máu đông trong các buồng tim rồi bắn ra luân chuyển theo vòng tuần hoàn di chuyển đến mạch não gây tắc mạch.

- Nhóm bệnh gây vữa xơ, mảng vỡ xơ bong ra, tróc ra di chuyển theo dòng máu đến chỗ không di chuyển được gây tắc mạch làm cho hồng cầu, tiểu cầu và thành phần khác của máu kết dính lại ở đó, người ta gọi là huyết khối vữa xơ gây tắc mạch gồm: bệnh lý tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, đái tháo đường là 3 yếu tố bệnh dễ gây vữa xơ động mạch.

- Nhóm thứ 2 bệnh lý về tim gây cục máu đông: van tim (hẹp, hở van 2 lá), rối loạn nhịp tim (tim bóp không đều), nhóm thứ 3: nhồi máu cơ tim (1 vùng tim không vận động) chính vì vậy máu dễ đông bắn lên mạch não cũng có thể cục máu đông di chuyển làm tắc nghẽn động mạch cảnh gây ra nhồi máu cơ tim. Nhồi máu cơ tim người ta không gọi là đột quỵ, đột quỵ là riêng do tai biến mạch máu não.

Mục tiêu đột quỵ là làm sao mà khai thông dòng chảy (tái tưới máu) tế bào thần kinh thiếu máu có thể tồn tại 3-4,5h nếu chúng ta khai thông dòng máu bị tắc nghẽn thì các tế bào thần kinh có thể phục hồi thì người bệnh có phục hồi. Mục tiêu phải làm sao tưới máu càng sớm càng tốt. Mức độ sống của tế bào thần kinh phụ thuộc vào thời gian, vậy làm sao chúng ta đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế có năng lực để dùng thuốc tiêu sợi huyết cho người bệnh, lấy được huyết khối. Khó khăn nhất là không đến sớm trong giờ vàng, có cơ sở y tế thực hiện được kỹ thuật đó.

Cùng nghe chi tiết tư vấn “Cách đúng ngừa đột quỵ, tai biến mùa lạnh” từ chuyên gia qua video:

Người có nguy cơ cao phòng đột quỵ thì gọi là phòng cấp 1 (người chưa bị đột quỵ) người phòng tái phát là phòng cấp 2 (đã bị đột quỵ rồi) vì đột quỵ lần 2 bao giờ cũng nặng hơn lần 1. Chúng ta cần kiểm soát tốt yếu tố nguy cơ: huyết áp (trong giới hạn an toàn), rối loạn lipid máu (nếu bị đái tháo đường, bệnh mạch vành) thì mỡ máu bình thường nhưng vẫn được xem là không bình thường (LDL ở người bình thường là 3,4) còn ở người bị đái tháo đường, nhồi máu cơ tim rồi thì LDL cholesterol phải dưới 1,8mmol/L.

Tùy theo từng người bệnh thì xác định giới hạn nào để tránh biến cố nhồi máu não, nhồi máu cơ tim. Nhiều người không quan tâm lắm đến mỡ máu muốn làm sao dùng ít thuốc và dừng thuốc điều trị mỡ máu càng tốt, nếu dùng thuốc thì cần dùng sao hiệu quả. Ví dụ: nếu dùng thuốc chống mỡ máu mà đã bị đột quỵ, nhồi máu cơ tim thì không nên dừng thuốc chống rối loạn lipid máu.

Về ăn uống nếu bị tăng huyết áp thì không nên ăn mặn, nếu bị đái tháo đường nên ăn theo chế độ đái tháo đường, rối loạn lipid máu thì không nên ăn đồ béo đặc biệt hạn chế phủ tạng động vật. Cần ăn thêm chất xơ, rau xanh, uống đủ nước.

Để phòng ngừa đột quỵ, không có cách nào tốt hơn là phải quan tâm thăm khám sức khỏe định kỳ thường xuyên hơn, mỗi 6 tháng thay vì cả năm một lần. Ăn uống với chế độ dinh dưỡng hợp lý và lành mạnh. Bữa ăn luôn có cá biển, trà xanh, rau quả và trái cây mùa nào thức nấy... tốt cho sức khỏe tim mạch. Đặc biệt, không thể thiếu việc sử dụng những thực phẩm bổ sung cho sức khỏe tim mạch, huyết áp, phòng bệnh, nhất là những sản phẩm được khoa học chứng minh có tác dụng làm tan cục máu đông. Các sản phẩm chiết xuất lấy enzym nattokinase từ đậu nành lên men để dự phòng đột quỵ. Bất cứ sản phẩm nào chứa natto, cũng được Hiệp Hội Nattokinase Nhật Bản (JNKA) kiểm nghiệm chất lượng nghiêm ngặt.

TPBV sức khỏe "NattoEnzym – Hỗ trợ phòng ngừa đột quỵ do cục máu đông - Nguyên liệu Nhật Bản", giúp cải thiện tình trạng xây xẩm, chóng mặt, tê yếu tay chân do thiếu máu não; giúp làm tan cục máu đông trong lòng mạch, giúp tăng tuần hoàn máu; hỗ trợ và phòng ngừa các bệnh lý liên quan đến cục máu đông do tắc nghẽn mạch máu (tai biến nhồi máu não, nhồi máu cơ tim, biến chứng tim mạch ở người đái tháo đường).

Sản phẩm của: Công Ty Cổ Phần Dược Hậu Giang – Thành viên Hiệp Hội Nattokinase Nhật Bản (JNKA).

Địa chỉ: 288 Bis. Nguyễn Văn Cừ, phường An Hòa, quận Ninh Kiều, Thành phố Cần Thơ.

Điện thoại: (0292) 3891433 GPQC: 00587/2018/ATTP - XNQC

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.


Ý kiến của bạn