Chuyên gia chỉ rõ nguyên nhân gây hiện tượng sương mù dày đặc ở Hà Nội

07-12-2023 21:09 | Xã hội

SKĐS - Dựa vào hình thế thời tiết các nhà dự báo có khả năng dự báo trước được hiện tượng sương mù này từ 1-2 ngày, tuy nhiên cường độ, mức độ thì còn phụ thuộc vào điều kiện địa hình, độ ẩm...

Cách bảo vệ sức khỏe khi thời tiết có sương mù dày đặcCách bảo vệ sức khỏe khi thời tiết có sương mù dày đặc

SKĐS - Ngày 7/12, Thủ đô Hà Nội và nhiều tỉnh lân cận chìm trong lớp sương mù dày đặc, tầm nhìn giảm thấp khiến hàng loạt chuyến bay không thể hạ cánh ở sân bay Nội Bài. Theo chuyên gia, người dân cần lưu tâm bảo vệ sức khỏe vào những ngày này.

Ông Nguyễn Văn Hưởng, Trưởng phòng Dự báo Thời tiết, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết, trong buổi sáng sớm ngày hôm nay (07/12) ở khu vực Bắc Bộ và Thủ đô Hà Nội đã xuất hiện hiện tượng sương mù dày, nhất là trong khoảng từ 5-7 giờ sáng; nguyên nhân là do các tỉnh miền Bắc đang nằm trong khối không khí rét và khô với trường gió Bắc đến Tây Bắc thổi từ độ cao 1500-5000m, dưới tác động của trường gió này ở miền Bắc trời đã chuyển sang trạng thái ít đến quang mây, nên hiện tượng sương mù bức xạ đã xuất hiện, gây ra tầm nhìn giảm, ảnh hưởng tới các hoạt động giao thông, đi lại cũng như hoạt động bay tại sân bay Nội Bài.

Chuyên gia chỉ rõ nguyên nhân gây hiện tượng sương mù dày đặc ở Hà Nội- Ảnh 2.

Hiện tượng sương mù che khuất tầm nhìn ở Thủ đô Hà Nội sáng 7/12.

Hiện tượng sương mù ở nước ta chủ yếu được chia làm 2 loại là sương mù bình lưu và sương mù bức xạ, hiện tượng sương mù bức xạ thường xuất hiện khi nằm sâu trong khối không khí lạnh với trường gió phân kỳ mạnh, tạo ra hiện tượng ít đến quang mây là hiện tượng sương mù như buổi sáng nay (07/12/2023); đây là loại sương mù nằm sát ở mặt đất và thường sẽ tan hết sau bình minh.

Loại sương mù này thường hình thành vào những buổi tối yên tĩnh, bầu trời quang đãng, khi nhiệt độ ở mặt đất thấp đi do quá trình bức xạ nhiệt. Lớp không khí ở phía trên mặt đất trở nên thấp hơn so với ban ngày nên không thể giữ được nhiều hơi ẩm khiến cho hơi nước ngưng tụ lại, trở thành những giọt nước lơ lửng trong không khí. Sương mù bức xạ thường xuất hiện vào mùa Thu và đầu mùa Đông

Ngoài ra hiện tượng sương mù bình lưu là sương mù do khối không khí lạnh suy yếu lệch Đông với đới gió Đông đến Đông Nam đưa ẩm vào làm gia tăng lượng ẩm gây sương mù, loại sương mù này thường xuất hiện vào cuối mùa Đông và những ngày mùa Xuân.

Ông Hưởng cho biết, dựa vào hình thế thời tiết các nhà dự báo có khả năng dự báo trước được hiện tượng sương mù này từ 1-2 ngày, tuy nhiên cường độ, mức độ thì còn phụ thuộc vào điều kiện địa hình cũng như điều kiện nhiệt ẩm từng giai đoạn, nên cần phải thường xuyên theo dõi các bản tin dự báo thời tiết trên hệ thống trang web của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia nchmf.gov.vn.

Cũng theo ông Nguyễn Văn Hưởng, tác động của sương mù xuất hiện sẽ làm cho tầm nhìn xa bị giảm thấp. Ngoài ra sương mù còn có khả năng lưu lại khói, bụi, các chất độc hại trong không khí: Hít phải nó, khiến cơ thể dễ mắc các bệnh nguy hiểm đến đường hô hấp, xương, khớp.

Chuyên gia cảnh báo, tiếp xúc thường xuyên với sương sớm, thì chúng ta nên có những biện pháp phòng ngừa kịp thời trong những ngày sương dày đặc. Vào những ngày có sương mù dày đặc, tránh ra đường quá sớm vào buổi sáng và sử dụng khẩu trang y tế để ngăn chặn khí độc trong sương.

Chuyển hướng máy bay, thay đổi thời gian cất hạ cánh do sương mù dày đặcChuyển hướng máy bay, thay đổi thời gian cất hạ cánh do sương mù dày đặc

SKĐS - Một số chuyến bay đi - đến sân bay Nội Bài bị ảnh hưởng do thời tiết không đảm bảo an toàn bay.

Xem thêm video đang được quan tâm:

Việt Nam pha chế thành công thuốc phóng xạ mới, bệnh nhân ung thư không cần ra nước ngoài / SKĐS


Tô Hội
Ý kiến của bạn