Chuyên gia chỉ ra những dấu hiệu trẻ bị bạo hành cha mẹ không thể bỏ qua trước khi quá muộn

07-03-2023 13:21 | Thời sự
google news

SKĐS - Những vụ việc trẻ ở lứa tuổi mầm non bị bạo hành khi tới lớp không phải hiếm nhưng việc bé 17 tháng bị bạo hành dẫn tới tử vong mới đây gây phẫn nộ trong dư luận. Chuyên gia giúp cha mẹ nhận ra các dấu hiệu bất thường về tâm lý và thể chất của trẻ cũng như cách để tránh xa những mối nguy này.

Vụ bé trai 17 tháng tuổi bị bạo hành tử vong: Sở GD&ĐT Hà Nội ra văn bản "nóng"Vụ bé trai 17 tháng tuổi bị bạo hành tử vong: Sở GD&ĐT Hà Nội ra văn bản 'nóng'

SKĐS - Sau vụ bé trai 17 tháng tuổi tử vong khi được gửi tại một cơ sở trông trẻ trên địa bàn xã Vạn Điểm (huyện Thường Tín, Hà Nội), Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội vừa có văn bản yêu cầu tăng cường quản lý cơ sở mầm non ngoài công lập trên địa bàn thành phố.

Cha mẹ hoặc người chăm sóc nên đặc biệt chú ý đến các dấu hiệu trẻ bị bạo hành sau:

Về thể chất

Theo ThS. Nguyễn Thị Hồng Vân – giảng viên Khoa Giáo dục mầm non Trường Đại học Hùng Vương, trẻ bị bạo hành về thể chất thường có thương tích trên cơ thể không giải thích được, trong đó bao gồm: vết bầm tím hay trầy xước, chảy máu không rõ nguyên nhân và thường được nhìn thấy rõ trên khắp cơ thể; trẻ có thể thường xuyên kêu đau đầu, đau bụng, buồn nôn... Dấu hiệu trẻ bị bạo hành thân thể còn bao gồm việc trẻ kém phát triển về thể chất, tăng hoặc giảm cân bất thường.

Chuyên gia chỉ ra những dấu hiệu trẻ bị bạo hành cha mẹ không thể bỏ qua trước khi quá muộn - Ảnh 2.

ThS. Nguyễn Thị Hồng Vân chụp ảnh lưu niệm cùng sinh viên trong một buổi báo cáo kết quả khóa luận tốt nghiệp.

Do đó, khi đón trẻ, cha mẹ cần để ý những điểm trên cơ thể của trẻ như lòng bàn tay, lòng bàn chân, kẽ nách, đầu, cổ, ngực, sau lưng... có vết bầm tím hay vết xước không, bởi đó là những vị trí mà các "ác mẫu" thường tác động vào để dọa dẫm trẻ.

Về tinh thần

Trẻ bị bạo hành có thể thường xuyên nói với cha mẹ hay người thân là "không muốn đi học và thành tích học tập thường không tốt. Trẻ thường có cảm giác sợ sệt, e dè, ngại giao tiếp và tiếp xúc với bất kì ai, kể cả bố mẹ. Trẻ không chạy nhảy nô đùa như trước mà chỉ thu mình một chỗ, ôm đầu gối hoặc khoanh tay trước ngực…

Ngoài ra, trẻ có thể hốt hoảng, ngủ không sâu giấc, gặp ác mộng, nghiến răng, cắn móng tay, thở dốc, toát mồ hôi, đái dầm hoặc chống đối lại cha mẹ cũng có thể là dấu hiệu đáng chú ý, cho thấy trẻ đang bị ảnh hưởng bởi vấn đề tâm lý nghiêm trọng.

"Tất cả những dấu hiệu trên của trẻ, cha mẹ không nên bỏ qua để phát hiện ra những sự việc bất thường trước khi quá muộn", ThS. Nguyễn Thị Hồng Vân lưu ý.

Làm sao để bảo vệ con?

ThS. Hồng Vân đưa ra lời khuyên, bậc học mẫu giáo có vai trò rất quan trọng trong tiến trình hình thành nhân cách của trẻ, rất cần phải đặc biệt chú trọng. Chính vì thế, khi chọn trường cho con, cha mẹ nên tìm hiểu kĩ về nhà trường như: đội ngũ năng lực giáo viêncó đạt chuẩn, môi trường giáo dục có đảm bảo (cơ sở vật chất tối thiểu đủ theo qui định của ngành; môi trường tâm lí: thân thiện, an toàn, tôn trọng); các dịch vụ chăm sóc trẻ có phù hợp với điều kiện gia đình?,... và đặc biệt, cha mẹ không nên gửi trẻ ở những nhóm trẻ không được cấp phép.

Ngoài ra, các cha mẹ cũng cần phải luôn theo sát quá trình học của con để đảm bảo con được học trong môi trường tốt, tránh đi những nguy cơ. Đối với các bé nhỏ tuổi, lớp chồi, mầm, các bé chưa có khả năng hiểu biết cao, chưa nhận thức được sự bạo hành cũng như chưa biết diễn đạt với cha mẹ, vì vậy, các bậc phụ huynh cần theo sát camera trường học (đối với cơ sở có camera). Cha mẹ cũng cần quan sát trạng thái, hành vi của con khi ở nhà. Nếu con có dấu hiệu hoảng loạn, sợ hãi, có hành vi bạo lực hoặc một số hành vi bất thường khác, cha mẹ cần kiểm tra kĩ cơ thể con có vết tích bạo hành hay không cũng như có những biện pháp theo dõi cần thiết.

Với trẻ từ 4 tuổi, đã có khả năng nhận thức cũng như biết diễn đạt, cha mẹ cần dạy con các nguyên tắc tránh bạo hành khi đi học, dạy con cách trình bày thẳng thắn với cha mẹ những gì con nhận được ở trường, thường xuyên tìm hiểu, lắng nghe tâm tư con để kịp thời xử lý các vấn đề không hay trước khi quá muộn.

Trường hợp nếu xác nhận được con mình đang bị bạo hành, cha mẹ hay người chăm sóc nên trấn an trẻ. Hãy cho các em biết gia đình sẽ luôn ở bên cạnh bảo vệ, cũng như hỗ trợ con để sớm chấm dứt tình trạng này.

ThS. Nguyễn Thị Hồng Vân cho biết, theo Luật Giáo dục năm 2019, chủ nhóm lớp độc lập tư thục phải có bằng tốt nghiệp THPT trở lên; có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục trẻ em hoặc chứng chỉ bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục theo quy định. Giáo viên phải có bằng cao đẳng sư phạm mầm non trở lên mới đảm bảo tiêu chuẩn.

Hiện nay, tại các trường đào tạo giáo viên mầm non, sinh viên được học các kiến thức cơ bản để trở thành người người giáo viên mầm non, được rèn luyện nhân cách qua việc học kiến thức chuyên ngành và thực tập rèn kĩ năng chăm sóc, dạy dỗ, giáo dục trẻ mầm non cũng như kĩ năng xây dựng môi trường lấy trẻ làm trung tâm, được rèn luyện các kĩ năng mềm, được tạo mọi điều kiện để rèn luyện và bồi dưỡng năng khiếu.

Tuy nhiên, hầu hết các vụ bạo hành trẻ lại xảy ra ở các nhóm trẻ tự phát, bảo mẫu không được đào tạo bài bản, thiếu hiểu biết và kỹ năng nghề nghiệp, không được quản lý nên mới xảy ra những hiện tượng đáng tiếc như thời gian qua.

Qua vụ bé 17 tháng tử vong: Làm sao để cha mẹ yên tâm khi gửi trẻ?Qua vụ bé 17 tháng tử vong: Làm sao để cha mẹ yên tâm khi gửi trẻ?

SKĐS - Vụ việc bé trai 17 tháng tuổi ở Hà Nội bị hai bảo mẫu bạo hành dẫn đến tử vong khiến dư luận bàng hoàng, phẫn nộ. Nhiều phụ huynh lo lắng về sự an toàn của con khi gửi tại cơ sở trông giữ trẻ. Dưới đây là một vài lời khuyên từ chuyên gia giáo dục có thể phần nào giúp phụ huynh yên tâm.


Đỗ Vi
Ý kiến của bạn