Chuyên gia chỉ cách ứng phó với sương mù, nồm ẩm

02-02-2024 10:29 | Xã hội
google news

SKĐS - Sáng nay Hà Nội và nhiều tỉnh phía Bắc chìm trong sương mù nghiêm trọng, hiện tượng nồm ẩm gia tăng ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và sinh hoạt người dân.

Hà Nội mịt mù trong sương sớm ngày Tết ông Công ông TáoHà Nội mịt mù trong sương sớm ngày Tết ông Công ông Táo

SKĐS - Sáng sớm 23 Tết ông Công ông Táo, người dân Hà Nội ngỡ ngàng chứng kiến sương mù dày đặc, 'nuốt chửng' cả thành phố, không khí ô nhiễm ở mức đáng báo động.

Nguyên nhân hình thành sương mù đậm đặc

Sáng ngày 2/2, ngày Tết ông Công ông Táo, Thủ đô Hà Nội hứng sương mù đậm đặc, tầm nhìn giảm cực thấp.  Ghi nhận đến hơn 7h sáng nay, lớp sương mù dày đặc khiến tầm nhìn của người dân bị giảm xuống rất nhiều. Các phương tiện di chuyển trên đường phải bật đèn.

Theo Cảng Hàng không quốc tế Nội Bài, sương mù dày và trần mây thấp làm hạn chế tầm nhìn của phi công. Từ 3h đến 9h, 37 chuyến bay không thể hạ cánh xuống Nội Bài, trong đó 12 chuyến chuyển hướng hạ cánh tại các sân bay lân cận như Cát Bi (Hải Phòng), nhiều chuyến bay quốc tế phải quay đầu.

Chuyên gia chỉ cách ứng phó với sương mù, nồm ẩm- Ảnh 2.

Sương mù sáng nay khiến giao thông Hà Nội tắc nghẽn do tầm nhìn giảm thấp. Ảnh: Tuấn Anh

Từ 4h30, Nội Bài tạm dừng tiếp nhận máy bay đến. Do đó, nhiều chuyến bay nội địa từ các sân bay khác đến phải dừng cất cánh. Đến 9h, có 54 chuyến bay dự kiến khởi hành từ Nội Bài phải lùi thời gian cất cánh để chờ thời tiết tốt hơn.

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, nguyên nhân Hà Nội và các tỉnh miền Bắc xuất hiện sương mù dày là do khu vực này đang nằm trong khối không khí lạnh và khô với trường gió bắc đến tây bắc thổi từ độ cao 1.500 - 5.000 m. Dưới tác động của trường gió này, ở miền Bắc, trời chuyển sang trạng thái ít đến quang mây, nên hiện tượng sương mù bức xạ đã xuất hiện, gây giảm tầm nhìn, ảnh hưởng tới các hoạt động giao thông, đi lại cũng như hoạt động bay tại sân bay Nội Bài.

Theo ông Nguyễn Văn Hưởng, Trưởng phòng Dự báo thời tiết, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia,  hiện tượng sương mù ở nước ta chủ yếu được chia làm 2 loại: sương mù bình lưu và sương mù bức xạ. Hiện tượng sương mù bức xạ thường xuất hiện khi nằm sâu trong khối không khí lạnh với trường gió phân kỳ mạnh, tạo ra hiện tượng ít đến quang mây, là hiện tượng sương mù như buổi sáng nay.

Chuyên gia chỉ cách ứng phó với sương mù, nồm ẩm- Ảnh 3.

Lưu giữ lại khoảnh khắc mù sương hiếm có của thủ đô. Ảnh: Tuấn Anh

Theo chuyên gia môi trường Đào Nhật Đình, nguyên nhân của hiện tượng sương mù đậm đặc sáng nay ở Thủ đô Hà Nội là do độ ẩm không khí đạt 90-100%, nhiệt độ 21-22 độ C, mưa phùn hình thành ngay trước mắt chúng ta chứ không phải trên độ cao như mưa khác. Các tòa nhà sau đợt lạnh kéo dài đã bị lạnh nên sau vài ngày ấm lên chưa kịp nóng lên. Hai điều kiện trên đủ để nước đọng thành sương ngoài trời và trong nhà (gọi là điểm sương).

Dự báo sương mù sẽ còn tiếp diễn ở thủ đô Hà Nội cũng như nhiều tỉnh thành khác ở phía Đông Bắc Bộ trong 2-3 ngày tới. Nhiều nơi giảm xuống dưới 500m, có nơi dày đặc chỉ vài chục mét là trắng xoá không thấy gì. Thời gian sương dày nhất là từ đêm đến sáng.

Cách ứng phó với sương mù

Ứng phó với sương mù, chuyên gia khuyên nên đóng kín cửa không cho hơi nước vào nhà, chạy máy hút ẩm nếu có, bật điều hòa sưởi căn phòng lên độ ~25 độ C. Nếu không có hút ẩm hay điều hòa thì bật tất cả các loại đèn chiếu sáng trong nhà. Bật tivi, máy tính, dàn âm thanh. Không được rút điện các thiết bị đã tắt.

Chuyên gia lưu ý, không được lau nhà bằng giẻ ướt vì nước có nhiệt độ 20 độ C, lạnh hơn không khí bên ngoài nên gây đọng sương trên sàn. Trường hợp ngoài trời nóng lên 25 độ C mà vẫn ẩm thì phức tạp hơn, phải chạy điều hòa ở nấc giọt nước (hút ẩm). Thậm chí phải sưởi một lúc rồi chuyển sang làm mát, luân phiên 30 phút.

Trưởng phòng Dự báo thời tiết thông tin, dựa vào hình thế thời tiết, các chuyên gia khí tượng có khả năng dự báo trước được hiện tượng sương mù này từ 1 - 2 ngày. Tuy nhiên, cường độ, mức độ thì còn phụ thuộc vào điều kiện địa hình cũng như điều kiện nhiệt ẩm từng giai đoạn; cần thường xuyên theo dõi các bản tin dự báo thời tiết trên hệ thống trang web của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia.

"Sương mù có khả năng lưu lại khói, bụi, các chất độc hại trong không khí; hít phải nó khiến cơ thể dễ mắc các bệnh nguy hiểm đến đường hô hấp, xương khớp", ông Hưởng cảnh báo.

TS Hoàng Dương Tùng, Chủ tịch Mạng lưới không khí sạch Việt Nam, nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên Môi trường) cho biết, những ngày qua, Hà Nội đang ở trong giai đoạn ô nhiễm không khí đáng báo động. Nguyên nhân do các nguồn phát thải không giảm, trong khi lượng sương mù dày khiến bụi trong không khí bị lưu trữ ở tầng thấp khuếch tán ngày càng rộng.

Trước điều kiện thời tiết này, nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường khuyến cáo người dân hạn chế đi ra ngoài nhất là người già và trẻ em. Đối với những người thường xuyên phải ra đường nên có biện pháp tự bảo vệ. Để hạn chế tình trạng nấm mốc, virus phát triển trong không khí có độ ẩm cao, chuyên gia khuyên người dân cần bịt kín các cửa thông gió, dùng khăn khô lau sàn nhà và các vật dụng sinh hoạt liên tục.

Chuyên gia khuyến cáo, trong điều kiện thời tiết như hiện nay, người cao tuổi nên hạn chế ra ngoài và luôn bảo đảm cơ thể được giữ ấm. Gia đình có thể sử dụng máy hút ẩm để không khí được khô thoáng. Thường xuyên vệ sinh họng và môi trường sạch sẽ, tránh bụi bặm trong nhà để hạn chế tình trạng nhiễm trùng. Sử dụng khẩu trang khi đi đường hoặc tiếp xúc với môi trường nhiều khói bụi. Hạn chế lưu thông những lúc đường đông, tránh khu vực ô nhiễm.

Bốn người thương, vong do đốt than sưởi ấm trong phòng kínBốn người thương, vong do đốt than sưởi ấm trong phòng kín

SKĐS – Chỉ trong một thời gian ngắn, ba người hôn mê sâu, một người tử vong do đốt than sưởi ấm trong phòng kín những ngày đông giá rét.

Xem thêm video đang được quan tâm:

Dự báo thời tiết sáng 2/2: Miền Bắc nắng ấm, kết thúc rét đậm; Nam Bộ khô hạn kéo dài | SKĐS


Tô Hội
Ý kiến của bạn