Điều chỉnh nhiệt độ theo thời tiết
Thông thường với những điều hòa không khí có dán nhãn tiết kiệm năng lượng là có thể tiết kiệm được 5% điện năng tiêu thụ. Nhiều người nghĩ rằng chỉ cần bật chế độ làm mát (DRY) trên điều tiết kiệm được đến 10% điện tiêu thụ là không đúng. Việc sử dụng chế độ làm mát không có nhiều ý nghĩa khi thời tiết mùa hè liên tục trên 35 độ C.
Có một thói quen sử dụng điều hòa nhiệt độ khá phổ biến nhưng sai lầm là đang ở ngoài trời nóng vào nhà, ngay lập tức bật điều hòa mức nhiệt độ thấp nhất để nhanh được làm mát, rồi sau đó mới tăng nhiệt độ. Thực tế thời gian làm mát của điều hòa là như nhau. Bộ máy bên trong điều hòa lúc nào cũng chạy hết công suất cho đến mức nhiệt độ ban đầu là 26 độ C.
Có thể tính công thức điện năng tiết kiệm được khi tăng nhiệt độ điều hòa như sau: Phần trăm tiết kiệm = (nhiệt độ mới - nhiệt độ cũ) : (nhiệt độ bên ngoài - nhiệt độ cũ) x 100. Ví dụ, nếu nhiệt độ bên ngoài là 370C, tăng điều hòa từ 20 lên 250C, bạn sẽ tiết kiệm được: (25 - 20): (37-20) x 100 = 29,4%. Nhiệt độ trong phòng điều hòa và ngoài trời chênh lệch càng lớn, điện năng tiêu thụ càng nhiều.
Mức nhiệt trong phòng không nên chênh lệch quá 10 độ C so với nhiệt độ ngoài trời, và không nên thấp dưới 20 độ C. Có thể tiết kiệm điện bằng cách dùng quạt kèm với điều hòa. Quạt có thể tạo ra gió giúp người trong phòng cảm thấy mát và dễ chịu hơn. Khi dùng quạt, bạn có thể tăng nhiệt độ của điều hòa lên 2 – 4 độ C mà vẫn thấy thoải mái.
Không có công thức cố định nào đối với chiếc điều hòa nhiệt độ để có thể tiết kiệm điện mãi mãi. Tùy vào từng điều kiện nhiệt độ, mục đích sử dụng để có chế độ bật điều hòa phù hợp, tiết kiệm điện.
Chọn mua máy điều hòa phù hợp
Đối với mỗi gia đình, đầu tư lắp máy điều hòa là một bài toán phải cân nhắc kỹ lưỡng. Thứ nhất, máy điều hòa cũng tiêu tốn một lượng tiền nhất định. Thứ hai, khi lắp máy điều hòa xong không dễ dàng thay thế hoặc lắp đặt máy điều hòa khác. Do đó, việc chọn máy điều hòa hợp lý để lắp đặt cho gia đình là điều hết sức cần thiết. Việc đầu tiên, chọn năng suất lạnh của máy phải phù hợp với diện tích phòng.
Về mặt lý thuyết, khi thiết kế người ta dựa vào diện tích phòng, lượng nhiệt phát ra trong phòng, phòng tiếp xúc với môi trường bên ngoài có nhiệt độ như thế nào…Tuy nhiên, đối với gia đình chúng ta chọn theo kinh nghiệm như sau: Phòng từ 15-20 m2 nên chọn máy 9000-12000Btu/h. Phòng từ 20-30m2 nên chọn máy từ 12000-18000Btu/h. Phòng từ 30-40m2, chọn máy 18000-24000Btu/h. Phòng 40-50m2, chọn máy từ 24000-28000Btu/h
Máy một chiều là máy chỉ làm lạnh về mùa hè. Còn máy 2 chiều tức là máy làm lạnh mùa hè và mùa đông sẽ sưởi ấm. Ở các tỉnh phía Nam, mùa đông không lạnh nên chỉ chọn máy 1 chiều. Các tỉnh phía Bắc, có thể chọn máy 2 chiều.
Về nguyên lý, máy biến tần là máy điều hòa tiết kiệm điện năng tiêu thụ nhưng nên hiểu một cách chính xác không phải tiết kiệm trong mọi tình huống. Những gia đình chỉ dùng điều hòa trong thời gian ngắn thì không cần thiết phải dùng máy biến tần vì đầu tư sẽ tốn kém hơn. Còn nói chung khi có điều kiện thì chúng ta nên lắp máy biến tần vì nó vừa tiết kiệm điện vừa đỡ tiếng ồn hơn.
Bảo dưỡng cục nóng điều hòa
Giàn nóng điều hòa cũng cần được bảo dưỡng định kỳ. Với nhà cao tầng, ít bụi, gần hồ, chỉ cần bảo dưỡng 1 lần/năm. Nhà gần đường, nhiều bụi thì phải bảo dưỡng 2-3 lần năm. Bụi bẩn làm tắc nghẽn giàn nóng, khiến không giải nhiệt được dễ gây cháy. Cách bảo dưỡng đơn giản nhất là gọi dịch vụ chuyên nghiệp. Trường hơp tự bảo dưỡng ở nhà có thể thực hiện đơn giản bằng cách xịt dung dịch nước rửa bát pha loãng với nước vào giàn nóng, để 5-10 phút sau đó xịt sạch bằng bình xịt có áp lực nước cao để bụi bẩn bị cuốn trôi.
Cần vệ sinh và bảo quản máy lạnh thường xuyên để giúp loại sạch bụi bẩn, giảm ma sát, tắc nghẽn đường hút và thổi gió của điều hòa. Bụi bẩn chính là nguyên nhân trong hầu hết các trường hợp điều hòa giảm hiệu suất hoạt động, khiến máy phải hoạt động với công suất cao hơn, tiêu tốn nhiều điện năng hơn.
Vệ sinh, làm sạch máy thường xuyên (khoảng 6 tháng/lần) sẽ đảm bảo cho chiếc điều hòa của bạn luôn vận hành ổn định, tiết kiệm điện và bền lâu. Cách đơn giản nhất để giảm tải cho máy lạnh, điều hòa đó chính là ngăn cản nắng chiếu trực tiếp lên dàn nóng. Với cách này bạn có thể giảm nguy cơ dàn nóng ngưng hoạt động vì nhiệt độ ngoài trời quá cao, máy hoạt động quá tải và đương nhiên giúp tiết kiệm điện nữa.
Ngoài ra, việc lắp đặt dàn nóng ở nơi tránh mưa, nắng trực tiếp nhưng vẫn đảm bảo thông thoáng cũng chính là cách giúp tăng tuổi thọ cho thiết bị. Việc bảo dưỡng điều hòa đúng cách có thể tiết kiệm được một lượng điện tiêu thụ đáng kể.
Nếu không dùng đến trong mùa đông thì bật quạt chạy trong 3-4h để dàn lạnh không còn đọng nước, sau đó tắt máy, ngắt áp tô mát, tháo pin ở điều kiển từ xa để tránh pin thối làm hỏng điều khiển. Trước đó có thể gọi thợ đến làm vệ sinh tổng thể dàn nóng, dàn lạnh và bảo dưỡng trước khi nghỉ đông. Nếu không bảo dưỡng, cứ để điều hòa như vậy đến mùa hè năm sau mới sử dụng thì các sự cố hỏng hóc rất dễ xảy ra, sẽ phải tốn nhiều tiền hơn nhiều để sửa chữa, thay vì bảo dưỡng từ khi chúng chưa hỏng.
Xem thêm video đang được quan tâm:
Sáng 18/6: Tóm gọn 2 tên ngông cuồng đi SH khiêu khích, thóa mạ CSGT | SKĐS