Hà Nội

Chuyên gia chỉ cách súc họng đúng giúp ngăn ngừa lây nhiễm COVID-19

28-02-2022 18:29 | Bệnh thường gặp
google news

SKĐS - Ngoài thực hiện tốt 5K theo khuyến cáo của Bộ Y tế thì việc súc họng thường xuyên bằng dung dịch diệt khuẩn là biện pháp mang lại nhiều hiệu quả.

Chăm sóc trẻ F0 tại nhà: Những điều đơn giản không phải cha mẹ nào cũng biếtChăm sóc trẻ F0 tại nhà: Những điều đơn giản không phải cha mẹ nào cũng biết

SKĐS - Hiện nay, số trẻ em mắc COVID -19 đang có xu hướng gia tăng, đa số trẻ không có triệu chứng hoặc có các triệu chứng nhẹ. Tuy nhiên việc chăm sóc trẻ tại nhà cũng khiến không ít bố mẹ cảm thấy lo lắng. Những lưu ý dưới đây sẽ giúp cha mẹ bình tĩnh cùng trẻ nhanh chóng vượt qua dịch bệnh.

Theo các chuyên gia y tế, SARS-CoV-2 cũng giống như các loại vi rút gây viêm đường hô hấp khác, sau khi vào vùng hầu họng, vi rút xâm nhập các tế bào niêm mạc và nhân lên, từ một con sẽ sản sinh ra hàng trăm con. Phát triển đủ lớn cả về số lượng và cấu trúc, chúng sẽ phá vỡ tế bào để tràn lan ra ngoài và mỗi con lại tìm cách chui vào một tế bào mới. Cứ như thế chu trình phát triển được lặp lại nhiều lần và ngày càng đi sâu hơn vào cơ thể. Đây là giai đoạn ủ bệnh.

Đến một lúc nào đó, tùy thuộc vào sức khỏe mỗi người, số lượng vi rút đủ lớn phá vỡ cơ chế tự bảo vệ của con người thì bệnh sẽ phát ra. Đây là giai đoạn phát bệnh.

Chuyên gia hướng dẫn súc họng đúng cách giúp phòng bệnh hiệu quả - Ảnh 2.

Ảnh minh họa

Như vậy trong giai đoạn ủ bệnh, người mang vi rút không có triệu chứng nên người khác không thể biết. Do đó, họ có thể âm thầm lây truyền vi rút sang người khác.

Để phòng tránh bị nhiễm bệnh hay lây truyền cho người khác, chúng ta phải cố gắng ngăn chặn vi rút đi vào vùng hầu họng của chính mình.

Ngoài thực hiện tốt 5K theo khuyến cáo của Bộ Y tế thì việc súc họng thường xuyên bằng dung dịch diệt khuẩn là biện pháp mang lại nhiều hiệu quả.

Theo PGS.TS.BS Phạm Thị Bích Đào - Bộ môn Tai Mũi Họng, Trường Đại học Y Hà Nội, bạn có thể súc miệng bằng nước muối nhạt, ấm và các dung dịch sát khuẩn họng mỗi ngày để phòng chống lây nhiễm COVID-19.

Các loại dung dịch thường dùng để súc họng bao gồm:

Chuyên gia hướng dẫn súc họng đúng cách giúp phòng bệnh hiệu quả - Ảnh 3.

Ảnh minh họa

 - Nước muối pha: Lấy 1 lít nước đun sôi để nguội, pha với 9g muối để được dung dịch có nồng độ 0,9% muối. Trời lạnh nên dùng nước muối ấm để súc họng.

- Nước muối sinh lý 0,9% có bán sẵn tại các nhà thuốc để súc họng.

- Nhóm kháng sinh súc họng: Loại kháng sinh được sử dụng nhiều nhất để pha chế các thuốc súc họng là tyrothricine như veybirol-tyrothricine.

- Nhóm sát khuẩn: Các thuốc sát khuẩn như betadine gargle, givalex, chlorhexidine, BBM - muối borat, muối bicarbonat và methol...

- Nhóm trung hòa pH: Nước muối 0,9%, natribicarbonat...

Thời điểm súc họng hiệu quả nhất:

- Khi vừa đi ngoài đường về, hoặc sau tiếp xúc với những nguồn có nguy cơ lây nhiễm cao…

- Khi cảm thấy đau, rát, cộm, vướng, khó chịu ở vùng họng… hãy súc miệng bằng nước muối hoặc các dung dịch sát khuẩn họng nhiều lần trong ngày. Cách 1 giờ súc họng một lần.

Chuyên gia hướng dẫn súc họng đúng cách giúp phòng bệnh hiệu quả - Ảnh 4.

Ảnh minh họa

Nguyên tắc cơ bản khi súc họng để phòng bệnh:

- Cố gắng để dung dịch xuống sâu nhất vùng cổ họng mà bạn có thể chịu được.

- Súc họng mỗi lần khoảng 2 phút, trong đó có 3 lần đưa dung dịch xuống họng, mỗi lần khoảng 15 giây. Sau khi súc xong thì để nguyên, không súc lại bằng nước.

- Chỉ súc khoảng 5 ml/lần là đủ vì lượng dung dịch càng nhiều càng khó đưa dung dịch xuống sâu vùng hầu họng.

- Súc họng trước khi đi ra ngoài và ngay khi từ ngoài về nhà, hay ngay khi tiếp xúc gần với người khác. Nếu trên máy bay thì nên súc mỗi 3 giờ (với chlohexidin) hay ngay sau khi ăn.

- Trong vùng có dịch thì súc họng định kỳ theo thời gian tác dụng của mỗi loại dung dịch.

6 cách đơn giản bảo vệ họng trong ngày lạnh6 cách đơn giản bảo vệ họng trong ngày lạnh

SKĐS - Vùng cổ họng là nơi rất quan trọng với cơ thể nhưng nhiều người lại chủ quan không chú ý giữ gìn, dẫn đến viêm họng, ảnh hưởng đường hô hấp, thậm chí dễ nhầm lẫn với các triệu chứng nhiễm SARS-CoV-2.

Xem thêm video đang được quan tâm:

WHO giải đáp về việc tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ từ 5-11 tuổi




M.H (t/h)
Ý kiến của bạn