Chuyên gia chỉ cách ăn khoai lang đúng nhất - tốt cho người bệnh đái tháo đường mà không lo tăng đường huyết

SKĐS - Khoai lang chứa đường tự nhiên, nhiều chất xơ và một số chất dinh dưỡng thiết yếu khác. Bệnh nhân đái tháo đường có thể ăn thực phẩm mùa đông chứa carb này không?

Khoai lang là một trong những siêu thực phẩm mùa đông có thể được thêm vào chế độ ăn uống hàng ngày với nhiều lợi ích sức khỏe.

Khoai lang là một loại rau củ chứa nhiều kali, chất xơ, vitamin A và C và một số chất dinh dưỡng thiết yếu khác.

Chúng cũng là một nguồn tuyệt vời carbohydrate phức hợp. Nhưng nhiều người có thắc mắc là những bệnh nhân đái tháo đường ăn khoai lang có ảnh hưởng tới đường huyết của họ hay không?

Khoai lang là một trong những thực phẩm cần thiết cho mùa đông nhưng chứa nhiều carbs cũng như có vị ngọt tự nhiên.

Do đó, bệnh nhân đái tháo đường thường tránh siêu thực phẩm mùa đông này. Nhưng nó có cần thiết không? Chuyên gia dinh dưỡng và ăn kiêng, Megha Jaina từ Bệnh viện BLK và Max, New Delhi (Ấn Độ) sẽ giúp bạn đọc giải đáp câu hỏi này bằng cách tìm hiểu tác động của khoai lang đối với lượng đường trong máu.

Người bệnh đái tháo đường nên ăn khoai lang cách nào để đường huyết không tăng? - Ảnh 2.

Khoai lang là một "siêu thực phẩm" của mùa đông.


1. Chỉ số đường huyết của khoai lang phụ thuộc vào cách chế biến

Khoai lang có nhiều chất xơ và một số chất dinh dưỡng thiết yếu khác so với khoai tây trắng bình thường. Khoai lang có chỉ số đường huyết tương đối thấp do cung cấp loại carbs (tinh bột) phức tạp cùng hàm lượng chất xơ dồi dào.

Chỉ số đường huyết của thực phẩm giúp xác định xem nó có an toàn cho bệnh nhân đái tháo đường hay không. Chỉ số đường huyết của khoai lang còn tùy thuộc vào cách nấu ăn của bạn. Khoai lang luộc ảnh hưởng đến lượng đường trong máu của bạn ít hơn nhiều so với chiên.

Khoai lang cũng là thực phẩm giàu carbohydrat và nhóm dưỡng chất chống ôxy hóa tự nhiên carotenoid giúp ổn định lượng đường huyết và insulin. Ngoài ra, việc ăn khoai lang thường xuyên thúc đẩy quá trình sản sinh adiponectin, hormone điều tiết lượng đường huyết trong cơ thể.

Bên cạnh đó, khoai lang là thực phẩm chứa ít tinh bột, chứa nhiều chất xơ và nước, giúp cho hệ tiêu hóa hấp thụ chậm chất dinh dưỡng, lượng đường trong máu được sản xuất ổn định và insulin được sản sinh ở mức bình thường, rất tốt trong việc kiểm soát bệnh đái tháo đường.

Chuyên gia dinh dưỡng Megha
Điều cần thiết là phải tập trung vào chỉ số đường huyết của thực phẩm trước khi thêm chúng vào chế độ ăn của người bệnh đái tháo đường. Khoai tây và khoai lang là những thực phẩm có GI cao. Nhưng không cần thiết phải tránh hoàn toàn chúng.

Chuyên gia dinh dưỡng Megha giải thích: Khoai lang có hàm lượng chất xơ cao và đặc tính chống viêm. Người bệnh đái tháo đường có thể ăn khoai lang ở dạng luộc hoặc nướng cả vỏ.

Megha cũng khuyến cáo rằng những người mắc bệnh đái tháo đường không bao giờ nên ăn khoai lang chiên. Nếu bạn đang ăn nó như một bữa ăn nhẹ giữa bữa hoặc bữa tối, hãy kết hợp nó với món salad giàu chất xơ. Sau đó, bạn nên tập thể dục để tránh lượng đường trong máu tăng đột biến.

Người đái tháo đường khi ăn thực phẩm nhóm tinh bột hấp thu đường nhanh như bánh mỳ, khoai lang… cần ăn phối hợp nhiều rau hơn các thực phẩm cùng nhóm chế biến dạng luộc.

2. Thời điểm ăn khoai lang cũng tác động đến lượng đường trong máu

Theo TS.BS. Lê Thanh Hải - Giám đốc Bệnh viện Phổi tỉnh Thừa Thiên Huế, khoai lang không gây đột biến lượng đường trong máu. Khoai lang là loại đường tự nhiên có vị ngọt, phóng thích đường từ từ vào máu, giúp đảm bảo một nguồn cân bằng và thường xuyên của năng lượng.

Mặc dù có vị ngọt, nhưng khoai lang thực tế là thức ăn tốt cho những người bệnh đái tháo đường, các nghiên cứu cho thấy nó hỗ trợ cho sự ổn định nồng độ đường trong máu và làm giảm sức kháng insulin.

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên bạn nên ăn khoai lang trong nửa ngày.

Người bệnh đái tháo đường nên ăn khoai lang cách nào để đường huyết không tăng? - Ảnh 5.

Một lượng vừa đủ khoai lang có thể giúp kiểm soát đường huyết.

Theo BS. Doãn Thị Tường Vi - nguyên Trưởng khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện 198, trong khoai lang vẫn chứa một lượng đường khá cao, nhất là các loại khoai mật. Ăn khoai lang dài ngày có thể dẫn đến việc tích đường trong cơ thể, là nguyên nhân dẫn đến nhiều chứng bệnh cũng như làm bệnh đái tháo đường thêm trầm trọng hơn.

Người đái tháo đường có thể giảm  cơm, tăng tỷ lệ khoai lang trong giai đoạn ăn kiêng nhưng vẫn phải ăn kèm thực phẩm giàu protein, rau quả tươi để đảm bảo khẩu phần ăn cân đối dinh dưỡng. Những người thừa cân hoặc mắc bệnh tim nên giữ mức tiêu thụ ở mức tối thiểu, 2-3 lần mỗi tuần.

3. Người bệnh đái tháo đường nên ăn loại khoai nào?

‎Có rất nhiều loại khoai lang và mỗi loại đều có vị ngọt tự nhiên nhiều hay ít. Tuy nhiên, các nghiên cứu đã cho thấy, hoạt chất có trong khoai lang trắng có thể tốt cho bệnh đái tháo đường. Vì có hàm lượng tinh bột cao và lượng đường tương đối thấp nên loại khoai lang này thường có vị không ngọt như các loại khoai khác.

Khoai lang trắng thường mọc ở vùng đồi núi. Chiết xuất thành phần Caiapo từ củ khoai lang trắng có thể kiểm soát tốt lượng đường máu và cholesterol trong bệnh đái tháo đường type 2. Các nhà khoa học Nhật Bản đã điều chế chất này thành dược phẩm bổ sung dành cho bệnh nhân đái tháo đường.

Người bệnh đái tháo đường nên ăn khoai lang cách nào để đường huyết không tăng? - Ảnh 6.

Khoai lang trắng có thể là lựa chọn tốt nhất cho bệnh nhân đái tháo đường.

Nghiên cứu tại Đại học Vienna (Áo), đã tìm hiểu phương thức hoạt động và tính hiệu quả của Caiapo từ khoai lang thử nghiệm trên những người mắc bệnh đái tháo đường type 2 với liều dùng trong vòng 12 tuần. Kết quả cho thấy, khi điều trị bằng Caiapo chiết từ khoai lang đã làm giảm lượng hemoglobin A-1c (HbA1c) là yếu tố chỉ định lượng đường máu dư thừa.

Lượng đường máu ở nhóm sử dụng Caiapo từ khoai lang cũng giảm hơn nhiều. Ngoài ra, lượng cholesterol trong máu cũng giảm. Các kết quả trên chứng tỏ Caiapo chiết xuất từ khoai lang là chất kiểm soát bệnh đái tháo đường type 2 rất hiệu quả mà không gây ra một phản ứng phụ cho người bệnh.

8 điều mọi người cần biết về chỉ số đường huyết8 điều mọi người cần biết về chỉ số đường huyết

SKĐS - Kể từ những năm 1980, chỉ số đường huyết đã được sử dụng để phân loại thực phẩm theo tác động của chúng đối với lượng glucose trong máu hoặc lượng đường trong máu.

Xem thêm video đang được quan tâm

5 thói quen đơn giản có thể giúp bạn giảm nguy cơ ung thư.


Thiên Châu
Ý kiến của bạn