Chuyên gia cảnh báo vi khuẩn HP kháng thuốc hàng loạt, báo động đỏ cho người mắc bệnh dạ dày!

17-11-2017 10:30 | Y học 360
google news

SKĐS - Ai mắc bệnh viêm loét dạ dày, hành tá tràng hẳn chẳng xa lạ gì với con vi khuẩn HP. Dễ mắc mà khó chữa, khi HP xuất hiện đồng thời với nguy cơ tái phát bệnh cao vì vi khuẩn này rất dễ tái nhiễm lại. Cũng trong đầu năm 2017, Tổ chức y tế thế giới WHO công bố danh sách 12 vi khuẩn nguy hiểm nhất thế giới, trong đó vi khuẩn HP đứng thứ 6 bởi khả năng kháng mạnh với một loạt kháng sinh.

Cách đây khoảng 10 năm, việc điều trị vi khuẩn HP khá dễ dàng với phác đồ điều trị HP gồm 2 loại kháng sinh và 1 thuốc ức chế acid dạ dày. Tỷ lệ tiệt trừ thành công HP với phác đồ này có thể lên tới trên 95%. Nhưng theo thời gian con số này ngày càng giảm vì HP liên tục kháng thuốc, từ năm 2003 tới năm 2010, tỷ lệ tiệt trừ vi khuẩn HP thành công với phác đồ chuẩn giảm dần từ 91,7% tới 62,5% theo nghiên cứu của Bùi Hữu Hoàng. Con số của năm 2014, 2015 còn thấp hơn nhiều.

Tỷ lệ điều trị thành công vi khuẩn HP giảm dần theo năm

Bản thân vi khuẩn HP trong dạ dày khó bị tiêu diệt với 1 loại thuốc cho nên việc điều trị HP phải tiến hành với phác đồ gồm ít nhất 2 thuốc kháng sinh kết hợp với 1 thuốc giảm tiết acid dạ dày giúp gia tăng hiệu quả điều trị của kháng sinh. Nếu vi khuẩn HP kháng lại 1 loại kháng sinh trong phác đồ điều trị HP thì việc điều trị đã thất bại.

PGS.TS Phạm Thị Thu Hồ, Nguyên Trưởng khoa Tiêu hóa Bệnh viện Bạch Mai cho biết "Các bác sĩ hiện nay đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc lựa chọn thuốc điều trị cho bệnh nhân bị nhiễm khuẩn HP, ngay cả khi đó là lần điều trị đầu tiên. Các phác đồ mới liên tục được áp dụng nhưng chỉ hiệu quả trong thời gian đầu. Đơn cử như  kháng sinh Metronidazol hầu như không còn mấy hiệu quả tiệt trừ HP khi tỷ lệ đề kháng tới 70%, Clarithromycin và Levofloxacin cũng bị đề kháng tới 18%. Kháng sinh Tetracyclin, một loại kháng sinh rất khó bị đề kháng vì cần tới 6 điểm đột biến trên vi khuẩn HP cũng đã bị đề kháng với tỷ lệ 4% ở Thành phố Hồ Chí Minh và 7,4% ở Hà Nội".

PGS.TS Phạm Thị Thu Hồ giải đáp câu hỏi của người viêm loét dạ dày

Chính vì tỷ lệ đề kháng thuốc cao như vậy nên việc điều trị vi khuẩn HP cần phối hợp linh động nhiều biện pháp. Hiện nay có một xu hướng được nhiều chuyên gia tiêu hóa đánh giá cao, là sử dụng kết hợp giữa phác đồ diệt HP đơn thuần và tinh nghệ Nano để tiêu diệt HP hiệu quả hơn.

Tiêu biểu như tinh nghệ Nano từ CHLB Đức, có nhiệm vụ bao lành vết loét, ức chế sự phát triển của 65 chủng vi khuẩn HP, làm cho vi khuẩn HP yếu đi và dễ dàng bị tiêu diệt bởi kháng sinh hơn.

Cũng theo đánh giá của PGS.TS Phạm Thị Thu Hồ "Nhờ sự kết hợp sử dụng tinh nghệ Nano từ Đức, hiệu quả tiêu diệt HP được nâng cao rõ rệt, tăng tác dụng của phác đồ diệt HP. Chế phẩm đã vào Việt Nam được 3 năm qua và nhiều người sử dụng cho tín nhiệm tốt".

Có được thành công trong điều trị HP như vậy, phải kể đến cơ sở khoa học của  sản phẩm là thành quả nghiên cứu của 5 trường Đại học của Đức để ra được công nghệ micell, màng sinh học Nano cho hiệu quả sinh khả dụng cao gấp 185 lần Curcumin thường. Công nghệ này đạt được nhiều giải thưởng khoa học danh giá, tiêu biểu nhất là Bằng sáng chế của Tổ chức sở hữu trí tuệ WIPO.

Song song với phác đồ HP, các chuyên gia hướng dẫn người bệnh nên kết hợp sử dụng 2-4 viên Curmin Lead/ngày trong 12 tuần liên tục để có hiệu quả cao nhất.

Tư vấn: 0968 567 988

Sản phẩm phân phối bởi Công ty Cổ phần Dược phẩm Quốc Gia

Website: www.curminlead.vn

Facebook: https://www.facebook.com/curminlead.vn/

Số GPQC: 1902/2014/XNQC-ATTP

Sản phẩm này không phải là thuốc và không thay thế thuốc chữa bệnh


Ý kiến của bạn