Cụ thể, PGS.TS Trần Văn Ơn cho biết, ông chỉ có 1 tài khoản facebook duy nhất mang tên “ThayTranVanOn” với khoảng hơn 7.000 người theo dõi. Còn lại các tài khoản facebook khác như PGS Trần Văn Ơn; GS.TSKH Trần Văn Ơn…. đều là giả mạo. Thế nhưng trên các trang giả mạo này tràn ngập hình ảnh của ông cũng như hình ảnh công trình nghiên cứu khoa học về cây thìa canh (cây thuốc đã được đưa vào Dược điển Việt Nam năm 2015) có tác dụng trong hỗ trợ đẩy lùi bệnh tiểu đường hiệu quả.
Lợi dụng hình ảnh để quảng cáo chữa khỏi bệnh tiểu đường là phản khoa học
Theo PGS.TS Trần Văn Ơn, ông chỉ nghiên cứu chuyên sâu về cây thìa canh, đặc biệt là cây thìa canh lá to có tác dụng trong hỗ trợ đẩy lùi bệnh tiểu đường. Thế nhưng rất nhiều trang mạng/website bán hàng không chỉ lợi dụng tên tuổi ông để bán các sản phẩm liên quan đến cây thìa canh hay sản phẩm hỗ trợ chữa bệnh tiểu đường mà còn để quảng cáo thập cẩm các loại sản phẩm khác, các chứng bệnh khác…
“Tôi là nhà nghiên cứu về thực vật nên không chỉ bức xức về việc bị lợi dụng uy tín khoa học mà sợ nhất là các cá nhân, tổ chức lợi dụng đó mà trộn thuốc tân dược vào cùng với nguyên liệu từ cây thìa canh để cho ra những sản phầm thực phẩm chức năng không được kiểm soát về chất lượng cũng như độ an toàn của sản phẩm bán cho người bệnh tiểu đường thì biến chứng sẽ khôn lường và hậu quả sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng của người sử dụng. Thậm chí, có trang mạng còn quảng cáo là tôi nói bệnh tiểu đường chữa khỏi được. Điều này vô cùng phản khoa học. Tôi chỉ được biết khi gần đây có người phản ánh với tôi về việc này” - PGS.TS. Trần Văn Ơn bức xúc cho hay.
Chính vì vậy, PGS.TS. Trần Văn Ơn muốn phản ánh để cảnh báo người tiêu dùng biết, đặc biệt là những người mắc bệnh tiểu đường được biết đầy đủ và cơ quan chức năng vào cuộc xử lý những trang web giả mạo chấm dứt thực trạng trên.
PGS.TS.NGƯT Trần Văn Ơn - Nguyên Trưởng Bộ môn Thực vật, Giảng viên Trường Đại học Dược Hà Nội.
PGS. TS Trần Văn Ơn tái khẳng định, ông chỉ sử dụng duy nhất một tài khoản facebook mang tên Thầy Trần Văn Ơn với đường link https://www.facebook.com/ThayTranVanOn/. Ông cho biết, mình không bán trực tiếp bất kỳ sản phẩm thực phẩm chức năng hay tư vấn gì liên quan đến điều trị bệnh tiểu đường.
Liên quan đến công trình nghiên cứu Cây thìa canh lá to có tác dụng hỗ trợ đẩy lùi bệnh đái tháo đường (hay còn gọi là bệnh tiểu đường) đang bị nhiều trang mạng bán hàng/ web lợi dụng để quảng cáo, PGS.TS.NGƯT Trần Văn Ơn cho biết:
Năm 2006, ông và các công sự của trường ĐH Dược Hà Nội có chủ trì triển khai đề tài khoa học cấp Bộ về: “Sàng lọc dược liệu và bài thuốc chữa bệnh đái tháo đường”. Mục tiêu của công trình nghiên cứu này chỉ dừng lại việc tìm các cây thuốc, bài thuốc dân gian có tác dụng trong việc xử lý bệnh tiểu đường. Trong quá trình nghiên cứu có phát hiện ra nhiều loại cây nhưng nổi bật lên có cây thìa canh có tác dụng với bệnh lý này (thế giới đã phát hiện ra công dụng chữa bệnh của loại cây này từ hàng nghìn năm trước).
Đến năm 2009, cá nhân ông Ơn đã tiếp tục nghiên cứu chuyên sâu hơn về việc sàng lọc cây thìa canh và họ cùng chi của loại cây này. Từ đó, ông đã phát hiện ra cây thìa canh lá to vừa không có độc tố, vừa có tác dụng lớn gấp đôi so với cây thìa canh thông thường mà thế giới đã phát hiện ra. Sau đó, PGS.TS. Trần Văn Ơn đã tìm cách bảo lưu, phát triển nguồn giống cây này tại vườn thực vật của trường ĐH Dược.
Trong thời gian từ 2010-2012, cây thìa canh đã đươc PGS.TS. Trần Văn Ơn nhân giống phát triển vùng nguyên liệu là trồng tại Nam Định (với giống cây thìa canh lá nhỏ) và tại Thái Nguyên (với giống cây thìa canh lá to). Đến năm 2010, PGS.TS Trần Văn Ơn đã chuyển giao cho Công ty Dược Khoa thử nghiệm trồng cây thìa canh lá to và sản xuất chế phẩm hỗ trợ hạ đường huyết từ câu thìa canh lá to. Kết quả thử nghiệm đã cho những thành công đáng khích lệ.
Sản phẩm DK Betics và tiêu chuẩn “4 không” Số GPQC: 00333/2019/ATTP-XNQC Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Đến năm 2014, Công ty DK đã chính thức triển khai đề tài nghiên cứu cấp Bộ mang tên “Nghiên cứu tác dụng hạ đường huyết và tạo ra chế phẩm DKBetics từ dây thìa canh lá to” do PGS.TS Trần Thị Oanh – Phó Cục trưởng Tổng cục khoa học công nghệ và đạo tạo của Bộ Y tế chủ trì đề tài và PGS Trần Văn Ơn tham gia gia cứu; triển khai dự án cấp cơ sở “Hoàn thiện công nghệ trồng trọt, sản xuất cao định chuẩn và sản xuất chế phẩm từ Dây thìa canh hỗ trợ đẩy lùi đái tháo đường” (năm 2013-2018). Qua các đề tài, dự án nghiên cứu có sự tham gia của PGS. TS Trần Văn Ơn cho thấy công dụng hỗ trợ hạ đường huyết của dây thìa canh nói chung và dây thìa canh lá to nói riêng. Năm 2019, với mong muốn mang đến sản phẩm tốt cho người tiểu đường, PGS.TS Trần Văn Ơn đã chuyển giao đề tài và vùng trồng Dây thìa canh lá to cho Công ty CP Dược khoa (DKPharma) sản xuất thành viên tiểu đường DKbetics và trà túi lọc DKbetics. Hiện tại, với các sản phẩm hỗ trợ đẩy lùi tiểu đường từ dây thìa canh lá to, Công ty Dược khoa là đơn vị đủ tin cậy về khả năng nghiên cứu khoa học và nguồn dược liệu đạt chuẩn. Nguồn nguyên liệu Dây Thìa canh lá to (được trồng tại Thái Nguyên theo định hướng Organic) hiện tại chỉ đủ cung ứng cho Công ty Dược Khoa sản xuất ra sản phẩm DK Betics chứ không bán ra ngoài và nó đảm bảo tiêu chuẩn 4 không “Không phân bón hóa học, Không thuốc diệt cỏ, Không thuốc trừ sâu hóa học, Không biến đổi gen” để đảm bảo nguồn dược liệu sạch, an toàn. |
Thông tin về Công ty CP Dược Khoa: Công ty Dược Khoa được Thành lập theo Quyết định số 1633/QĐ-BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế (năm 2001). Công ty là Doanh nghiệp Nhà nước thuộc Trường Đại học Dược Hà Nội, Trường Đại học đầu ngành với vai trò đào tạo nhân lực Dược trong ngành Dược Việt Nam. Năm 2010, công ty Dược Khoa chuyển đổi thành Công ty TNHH MTV Dược Khoa – Trường Đại học Dược Hà Nội theo Quyết định số 2334/QĐ-BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế 100% vốn Nhà nước . Năm 2015, công ty tiến hành thực hiện các thủ tục theo quy định để chuyển hình thức hoạt động từ công ty TNHH một thành viên sang công ty cổ phần nhà nước không nắm giữ cổ phần chi phối với tên gọi chính thức: Công ty CP Dược khoa. |