Chuyến bay đầu tiên của con người vào vũ trụ và ước mơ nhân loại

15-04-2016 09:00 | Quốc tế

SKĐS - Kể từ khi Yuri Gagarin bước vào không gian vũ trụ, người Nga đã luôn nắm giữ hầu hết các kỷ lục chinh phục khoảng không vô tận, trong đó có một bác sĩ.

Người hùng Yury Gagarin - Khúc khải hoàn ca chinh phục vũ trụ

Nước Nga và những kỳ tích chinh phục vũ trụ

55 năm về trước, vào ngày 12/4/1961, công dân Liên Xô Yury Gagarin trên con tàu vũ trụ Phương Đông-1 lần đầu tiên bước vào quỹ đạo gần Trái đất và bay một vòng quanh hành tinh của chúng ta và trở về trái đất an toàn. Chuyến bay của Gagarin kéo dài chỉ 108 phút. Nhưng những phút giây này đã làm đảo lộn cả thế giới, làm thay đổi tất cả những khái niệm về điều có thể và không thể. Vũ trụ xa xăm và huyền bí đã cất lên tiếng nói – tiếng nói đó là tiếng Nga. Tất cả hành tinh vỗ tay chúc mừng Gagarin, chúc mừng các nhà bác học và các công trình sư Xô Viết, chúc mừng khúc khải hoàn ca của một đất nước vĩ đại. “Tất cả chúng ta đã được thấy một cái đích. Giờ đây, có nên chăng phải bắt đầu tính lại niên đại từ ngày mà bằng một bước nhảy con người đã bay vút qua cả giới hạn tưởng tượng?”, nhà văn Pháp Lui Aragon khi đó đã viết.

yury-gagarin

Yury Gagarin - Người hùng vũ trụ đưa lịch sử nhân loại bước sang một trang mới

Và thời khắc lịch sử đó, ngày 12 tháng 4, một năm sau ở Liên Xô đã công bố là ngày của ngành vũ trụ, và sau đó được công nhận là Ngày Hàng không và Vũ trụ thế giới.

Trong vòng 55 năm sau chuyến bay lịch sử của Gagarin, đã có hơn 500 công dân nam và nữ của nhiều nước trên thế giới có mặt trong vũ trụ, mà đối với nhiều trong số họ ngành vũ trụ đã trở thành một nghề nghiệp. Giờ đây, trên Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) thường xuyên có phi hành đoàn quốc tế làm việc. Họ đại diện cho các nước và các châu lục Nga, Mỹ, châu Âu và Nhật Bản. Và trong các chuyến bay ngắn ngày lên quỹ đạo với tư cách là các nhà du hành nghiên cứu và khách du lịch vũ trụ còn có đại diện của gần 20 nước đến từ mọi châu lục, kể cả châu Phi.

Đối với nhiều nhà du hành vũ trụ và phi hành gia, những chuyến bay vào vũ trụ không còn là một điều gì đó siêu nhiên, họ cảm nhận sự có mặt của mình trên quỹ đạo như là một công việc bình thường. Trên trạm vũ trụ, họ sống và làm việc như những người bình thường: họ nghiên cứu vận hành các hệ thống đảm bảo sự sống, tiến hành các thí nghiệm khoa học về thiên văn học, kỹ thuật, thí nghiệm y học, sinh học, v.v, thực hiện các chương trình giáo dục vũ trụ cho các em nhỏ và thanh thiếu niên, thực hiện bắt buộc các bài tập luyện thể dục trên các thiết bị đặc biệt, và lúc rỗi thì đọc sách, nghe nhạc, xem phim, chụp ảnh từ trên trạm những cảnh đẹp lạ thường của Trái Đất.

Chuyen-bay-dau-tien-cua-con-nguoi-vao-vu-tru-Yuri-Gagarin

Yury Gagarin, người đầu tiên trên hành tinh bay vào vũ trụ

Nhưng họ luôn nhớ tới những con người tiên phong, những người đặt những bước đi đầu tiên trong việc chinh phục không gian vũ trụ không có không khí, và trước hết là nhớ tới Yury Gagarin – người đầu tiên của hành tinh Trái Đất nhìn thấy Hành tinh Xanh của chúng ta từ vũ trụ.

Kỷ lục về tổng thời gian liên tục có mặt trong vũ trụ và cả về thời gian làm việc liên tục trên trạm vũ trụ thuộc về những người Nga. Mấy chục năm qua, không ai phá được kỷ lục của Anatoly Soloviov, người đã làm việc ngoài vũ trụ hơn 82 giờ. Bác sĩ – nhà du hành vũ trụ Valeri Poliakov đã sống liên tục trên Trạm “Hòa bình” hầu như 438 ngày đêm. Một thời gian dài nhà vô địch về tổng thời gian sống lâu nhất trên quỹ đạo là Sergey Krikaliov đã giữ kỷ lục của mình với hơn 803 ngày trong 6 lần bay. Nhưng tháng 9/2015, kỷ lục này đã bị phá bởi Gennady Padalka với 5 chuyến thám hiểm vũ trụ đạt tổng thời gian bay là 878 ngày đêm.

Những kỷ lục thám hiểm không gian thuộc về các phi hành gia Nga

Ky-luc-tham-hiem-vu-tru-Anatoly-Soloviov

Nhà du hành vũ trụ Anatoly Soloviov giữ kỷ lục suốt mấy chục năm với 82 giờ làm việc ngoài vũ trụ

Nha-du-hanh-vu-tru-Bac-si-Valery-Poliakov

Bác sĩ, nhà du hành vũ trụ Valeri Poliakov sống liên tục trên Trạm “Hòa bình” hầu như 438 ngày đêm

Ky-luc-tham-hiem-vu-tru-Sergey-Krikaliov

Sergey Krikaliov giữ kỷ lục với hơn 803 ngày trong 6 lần bay

Ky-luc-tham-hiem-vu-tru-Gennady-Padalka

Gennady Padalka với 5 chuyến thám hiểm vũ trụ đạt tổng thời gian bay là 878 ngày đêm


Y học vũ trụ - Nhân tố không thể thiếu trong thám hiểm không gian

Trong số những người nắm giữ kỷ lục về số ngày làm việc lâu nhất ngoài vũ trụ có bác sĩ Valeri Poliakov. Ông từng học ở Viện Y học Sechenov I Mát-x-cơ-va và giành bằng bác sĩ. Sau đó, ông theo học ngành y học vũ trụ tại Viện các vấn đề y học và sinh học ở Mát-x-cơ-va. Vào năm 1964, sau khi người thầy thuốc đầu tiên bước chân vào vũ trụ (Bác sĩ Boris Yegorov trên con tàu vũ trụ Voskhod 1), Polyakov quyết định đi chuyên sâu về ngành y học vũ trụ.

Vào ngày 22/3/1972, BS.Valeri Polyakov được tuyển chọn gia nhập đội ngũ phi hành gia và được đào tạo để trở thành một người thầy thuốc có thể làm bất kỳ thể loại hỗ trợ y học nào trong quỹ đạo, trong đó bao gồm cả phẫu thuật. Ông đã trải qua khóa đào tạo bay vũ trụ cũng như tham gia công việc hỗ trợ y khoa cho đội ngũ phi hành gia tàu Soyuz và trạm vũ trụ Salyut.

Nha-du-hanh-vu-tru-Valeri-Poliakov

Bác sĩ Valeri trên con tàu Soyuz, trạm vũ trụ Miz

Chuyến bay đầu tiên của ông là một phi hành gia - nhà nghiên cứu trên tàu Soyuz TM-6 vào ngày 29/8/1988. Tàu Soyuz có gắn với trạm vũ trụ Mir nơi Polyakov đã dành 240 ngày trong vũ trụ, nghiên cứu tác động của trọng lượng siêu nhỏ lên con người, trước khi quay trở về trái đất vào ngày 29/4/1989. Cũng  trong năm đó, Polyakov trở thành trưởng dự án IBMP nhằm chắt lọc chiến lược hỗ trợ y học cho các sứ mệnh Mir, và trở thành Phó giám đốc chuyến bay chuyên trách về y học.

Ky-luc-tham-hiem-vu-tru--poljakov-prognos

Bác sĩ Valeri tự mang mình ra làm thí nghiệm y học cho các chuyến bay

Vào ngày 8/1/1994, là một phi hành gia – bác sĩ trên chuyến bay Soyuz TM – 18, ông quay trở về Mir. Polyakov dành 437,7 chuỗi ngày tiếp theo trong vũ trụ, một kỷ lục giữ nguyên cho tới năm 1996. Ông bay vòng quanh quỹ đạo trái đất 7.075 lần và đã du hành 186.887.000 dặm trước khi hạ cánh an toàn vào ngày 22/3/1995. Trong suốt quá trình sống trên trạm Mir, Polyakov đã tiến hành các nghiên cứu y học, sinh lý và dịch tễ học, một vài trong số đó có các hợp phần dự án y học vũ trụ quốc tế.

BS. Polyakov rời khỏi cơ quan vũ trụ Nga vào ngày 1/6/1995 sau khi đã tích lũy kỷ lục 678,69 ngày trên vũ trụ. Sau đó, ông trở thành người đưa ra các chương trình chăm sóc y tế trong suốt các chuyến bay vũ trụ dài ngày ở Bộ Y tế Nga. Ông đã có hơn 50 ấn phẩm về khoa học đời sống vũ trụ, hỗ trợ y học cho các sứ mệnh, và các nghiên cứu, thí nghiệm trên chuyến bay vũ trụ.

Thi-nghiem-y-hoc-trong-vu-tru

Một thí nghiệm y học trong vũ trụ

Có thể thấy rằng, trong thành công của những cuộc chinh phục vũ trụ không thể vắng bóng hình ảnh của người thầy thuốc, bởi sức khỏe là điều tối quan trọng với các phi hành gia khi bay vào vũ trụ. Trước khi chinh phục vũ trụ, họ phải trải qua vô số bài tập luyện và các thí nghiệm y học để có thể thích nghi với tình trạng không trọng lực, thiếu không khí và thực phẩm tươi trên vũ trụ. Sau này, các nhà vũ trụ học đã mang rau xanh lên để trồng trên trạm vũ trụ và sống một đời sống kỳ diệu như những cư dân dưới mặt đất. Y học đã góp phần giúp ước mơ của con người vượt xa ra những dải ngân hà.


LiLy
Ý kiến của bạn