Trung bình, một bệnh nhân tim có thể phải tiếp nhận tới 600 tia X chiếu vào ngực trong một lần chụp CT kiểm tra bệnh tim. Mặc dù, nguy cơ mắc ung thư do những tia phóng xạ từ việc chụp CT là rất nhỏ (dưới 1%), tuy nhiên, theo các nhà khoa học, lượng phóng xạ nói trên là có thực và đáng cảnh báo đối với những trường hợp bệnh nhân lạm dụng việc chụp CT.
Kiểm tra trong số 1.965 bệnh nhân bị mắc bệnh tim từng được chụp CT từ năm 2007 đến nay, các nhà khoa học Mỹ đã phát hiện thấy: hàm lượng phóng xạ mà cơ thể họ đã tiếp nhận. Đối với một số trường hợp bệnh nhân có nguy cơ mắc ung thư, lượng phóng xạ này là một vấn đề đáng báo động, bởi nó có thể đẩy nguy cơ mắc ung thư lên cao hơn.
Hiện một lần chụp CT 64 lớp đối với bệnh nhân tim yêu cầu trong một vòng chụp quanh cơ thể phải có ít nhất hàng chục hình ảnh để có thể cung cấp thông tin đầy đủ về tình trạng bệnh của tim. Do đó, lượng tia phóng xạ tiếp xúc với cơ thể là tương đối nhiều. Theo các nhà khoa học, về lâu dài, lượng phóng xạ này tích lại trong cơ thể nhìn chung không có lợi cho sức khỏe.
Huy Lê (Theo MSN, 2/2009)