Chuột rút, co thắt cơ… do thiếu canxi và cách điều trị hiệu quả

18-07-2023 09:36 | Dược

SKĐS - Thiếu canxi dẫn đến các triệu chứng như co thắt cơ, chuột rút, nhịp tim không đều và gãy xương… nếu để thiếu trong thời gian dài.

  • Những người có nguy cơ thiếu canxi cao hơn bao gồm người ăn chay, thuần chay, phụ nữ sau mãn kinh và những người bị dị ứng hoặc không dung nạp sữa (không uống được sữa).
  • Thiếu canxi có thể được điều trị bằng các chất bổ sung hoặc bằng cách tăng lượng thức ăn giàu canxi…

Canxi là một khoáng chất thiết yếu được tìm thấy trong các loại thực phẩm như sữa, và ở mức độ thấp hơn là hải sản và rau lá xanh. Khi bạn không nhận đủ canxi trong chế độ ăn uống hoặc thông qua các chất bổ sung, có thể dẫn tới sự thiếu hụt và xuất hiện các triệu chứng như đau cơ, chuột rút… về lâu dài dẫn tới xương giòn dễ gãy.

1. Canxi có tác dụng gì?

photo-1689479832452

Canxi là một khoáng chất thiết yếu, nhưng cơ thể không thể tự tạo ra.

Canxi giúp:

  • Duy trì đông máu bình thường
  • Hoạt động cơ bắp - bao gồm cả nhịp tim
  • Xây dựng xương và răng chắc khỏe…

Khoảng 99% canxi của cơ thể được lưu trữ trong răng và xương. 1% còn lại được tìm thấy trong máu và chất lỏng, trong tế bào và mô. Trong chất lỏng, nó hoạt động như một chất điện giải và đóng vai trò quan trọng trong nhịp tim và sự co cơ.

2. Các dấu hiệu và triệu chứng thiếu canxi

Các triệu chứng thiếu canxi trở nên rõ ràng hơn theo thời gian, nhưng có một số dấu hiệu có thể xuất hiện sớm.

Thiếu canxi có thể gây ra các triệu chứng như:

  • Co thắt cơ bắp
  • Chuột rút
  • Đau nhức cơ bắp

Thiếu canxi lâu dài có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng hơn:

  • Nhịp tim không đều
  • Loãng xương
  • Tăng nguy cơ gãy xương
  • Hạn canxi máu…

Khi không nhận đủ canxi từ chế độ ăn uống, xương sẽ điều chỉnh sự thiếu hụt này bằng cách giải phóng canxi trở lại máu và dịch cơ thể. Nếu tình trạng này xảy ra thường xuyên, theo thời gian, có thể góp phần làm giảm khối lượng xương, loãng xương… Tất cả những tình trạng này đều làm tăng nguy cơ gãy xương.

3. Nguyên nhân thiếu canxi

photo-1689479833298

Phân bố canxi trong cơ thể.

Có một số nguyên nhân khiến cơ thể bị thiếu canxi, nhưng nguyên nhân phổ biến nhất là do chế độ ăn ít canxi.

Lượng canxi khuyến nghị hàng ngày thay đổi theo giới tính và độ tuổi. Ở người trưởng thành từ 20-69 tuổi là 800mg. Người trên 70 tuổi là 1000mg. Riêng phụ nữ có thai 1200mg, phụ nữ nuôi con bú 1300mg/ngày (Theo Viện Dinh Dưỡng).

Mặc dù canxi có sẵn trong nhiều loại thực phẩm, nhưng có nhiều lý do có thể khiến chúng ta bị thiếu hụt nguồn khoáng chất này.

Những người sau đây có nguy cơ cao bị thiếu canxi:

  • Những người ăn chay và thuần chay có thể tiêu thụ ít canxi hơn từ chế độ ăn uống, đặc biệt là những người ăn thuần chay, vì họ không uống sữa.
  • Những người không dung nạp Lactose không thể dung nạp sữa - một nguồn cung cấp canxi lớn.
  • Phụ nữ sau mãn kinh, do giảm sản xuất estrogen có thể làm giảm khả năng hấp thụ canxi.
  • Thiếu canxi cũng có thể xảy ra ở trẻ sơ sinh, mặc dù các triệu chứng và nguyên nhân là khác nhau. Điều này được gọi là hạ canxi máu ở trẻ sơ sinh.

Hạ canxi máu ở trẻ sơ sinh xảy ra khi em bé không có đủ canxi trong máu. Các triệu chứng thường xuất hiện từ một ngày đến vài tuần sau khi sinh. Mặc dù không phải tất cả trẻ sơ sinh bị hạ canxi máu đều biểu hiện các triệu chứng, nhưng các dấu hiệu cần chú ý bao gồm:

  • Co giật cơ
  • Run rẩy
  • Co giật
  • Bú kém
  • Thờ ơ...

Tình trạng hiếm gặp này xảy ra do nồng độ hormone tuyến cận giáp thấp hoặc mức magie thấp ở trẻ. Điều này có nhiều khả năng xảy ra ở trẻ sơ sinh nhẹ cân hoặc sinh non.

3. Chẩn đoán thiếu canxi như thế nào?

Nếu bạn đang gặp phải các triệu chứng như đau cơ, nhức mỏi, ngứa ran ở bàn tay hoặc bàn chân hoặc trạng thái tinh thần thay đổi, bạn nên đi khám càng sớm càng tốt.

Nếu bạn nhận thấy rằng chiều cao của mình đang có xu hướng giảm theo thể chất hàng năm, thì đó có thể là dấu hiệu của việc mất xương do lượng canxi không đủ trong thời gian dài.

Rất khó để kiểm tra tình trạng thiếu canxi, vì xương của bạn lọc canxi vào máu trong thời gian thiếu hụt. Do đó, nồng độ canxi trong máu có thể bình thường mặc dù có sự thiếu hụt. Do đó, tốt hơn hết bạn nên đo mật độ xương bằng chụp cắt lớp xương, đây là một xét nghiệm hình ảnh có thể phát hiện các vấn đề về xương mà tia X thông thường không phát hiện được.

4. Cách điều trị thiếu canxi

photo-1689479834022

Sữa chua là một nguồn canxi tuyệt vời.

Khi bạn đã được chẩn đoán bị thiếu canxi, bác sĩ có thể lập kế hoạch điều trị cho bạn. Việc điều trị sẽ phụ thuộc vào mức độ của tình trạng thiếu canxi.

Truyền canxi có thể được chỉ định đối với trường hợp thiếu hụt nghiêm trọng và cấp tính, trong khi canxi và vitamin D có thể được chỉ định ở dạng bổ sung.

Để tăng lượng tiêu thụ, hãy tích hợp các thực phẩm giàu canxi vào chế độ ăn uống, chẳng hạn như:

  • Sữa chua
  • Sữa
  • Phô mai
  • Cháo bột yến mạch
  • Quả hạnh
  • Nước cam tăng cường…

Bên cạnh việc tăng lượng canxi, hãy đảm bảo rằng bạn đang tiêu thụ đủ lượng vitamin D, vì vitamin D giúp cơ thể bạn hấp thụ và sử dụng canxi..

Bác sĩ cũng có thể kê đơn thuốc chứa canxi để điều trị. Tuy nhiên, tiêu thụ nhiều hơn lượng canxi khuyến nghị có thể gây táo bón, ảnh hưởng đến các vấn đề về hấp thu kẽm và tăng nguy cơ sỏi thận.

Bổ sung canxi đúng cách để phòng ngừa loãng xương ở phụ nữ mãn kinhBổ sung canxi đúng cách để phòng ngừa loãng xương ở phụ nữ mãn kinh

SKĐS - Người ta ước tính rằng, trung bình, phụ nữ mất tới 10% khối lượng xương trong 5 năm đầu tiên sau khi mãn kinh. Để giảm nguy cơ loãng xương, bạn nên tuân thủ một chế độ ăn giàu canxi và tập thể dục thường xuyên.

Mời độc giả xem thêm video:

Dinh dưỡng như thế nào để xương chắc khỏe ?


DS. Nguyễn Thu Giang
Ý kiến của bạn