Chứng tê bì cảnh báo nhiều bệnh nguy hiểm

03-05-2017 07:49 | Phòng mạch online
google news

Chứng tê bì chân tay là một hội chứng phổ biến trong các loại bệnh về thần kinh và có thể gặp ở nhiều các đối tượng khác nhau.

Câu hỏi: Cháu là nam, năm nay 26 tuổi, công việc là nhân viên IT. Dạo gần đây cháu hay bị tê ở lưỡi, sau đó sẽ bị tê nhẹ (giống như kiến bò) ở tay và chân, cuối cùng là tê mặt và đầu. Khi đó đầu cháu có cảm giác giống như bị đóng băng và nặng. Nhìn thì thấy cháu vẫn tỉnh táo nhưng có cảm giác mơ hồ với mọi thứ trước mắt. Kèm theo khi đau đầu là bao tử thắt quặn mặc dù cháu đã ăn no. Cách đây 2 năm cháu có bị rối loạn tiền đình. XIn bác sĩ tư vấn cho cháu biết cháu đang bị bệnh gì.

Trả lời:

BS. Nguyễn Thị Hòa - Bác sĩ đa khoa - Bệnh viện đa khoa Đống Đa, cho biết:

Chứng tê bì có thể gặp ở rất nhiều những bệnh lý khác nhau như:

1. Viêm khớp: Những biến đổi về thấp khớp hay viêm xương khớp ở cột sống cổ có thể gây dị cảm ở vùng cổ vùng vai và cánh tay. , cũng như ở cột sống thắt lưng sẽ gây dị cảm ,tê đau ở cẳng chân và bàn chân.

2. Thoát vị đĩa đệm: Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng hay cổ có thể gây ra dị cảm xảy ra cấp tính hay từ từ dọc theo đường đi của những dây thần kinh tuỷ sống bị ảnh hưởng.

3. Hội chứng tăng thông khí: Thường được gây ra bởi tình trạng tăng thông khí có thể gây ra tình trạng dị cảm thoáng qua ở bàn tay , bàn chân, và quanh môi, kèm theo là chóng mặt/ thỉu, da xanh, xoắn vặn và yếu cơ, co quắp tay, và loạn nhịp tim.

4. Hạ canxi máu: Tình trạng dị cảm không đối xứng thường xuất hiện ở những ngón tay ngón chân và quanh môi Những dấu hiệu và triệu chứng khác như yếu cơ và chuột rút; hồi hộp…

5. Tiểu đường: Bệnh lý thần kinh do tiểu đường có thể gây ra dị cảm với cảm giác nóng bỏng ở bàn tay và cẳng chân, những biểu hiện khác bao gồm mệt mỏi, ăn nhiều, tiểu nhiều, sụt cân.

6. Herpes zoster: Triệu chứng sớm của bệnh nàylà dị cảm ở vùngmà do thần kinh tuỷ sống bị bệnh chi phối. Trong vòng vài ngày vùng da này sẽ biểu hiện ngứa, nối hồng ban, mụn nước kèm theo là cảm giác rát bỏng, đau nhói.

7. Bệnh lý thần kinh ngoại biên: có thể gây ra tình trạng dị cảm ở các chi và bệnh nhân cũng thường biểu hiện tình trạng yếu cơ mà nó có thể dẫn đến liệt mềm và teo cơ; mất cảm giác rung âm thoa; giảm /mất phản xạ gân cơ; đau dây thần kinh; và những thay đổi ở da, như da bị bóng nhẵn, đỏ da trang thái giảm tiết mồ hôi (khô da).

8. Chấn thương thần kinh ngoại biên: Tổn thương những dây thần kinh lớn có thể gây dị cảm thường là Loạn cảm: loạn cảm bất thường không dễ chịu, có thể xảy ra tự phát hay được gây ra bởi một kích thích thường không đau trong vùng do dây thần kinh chi phối. Dị cảm thường xảy ra sau khi chấn thương 1 thời gian ngắn và có thể thường trực. Những triệu chứng khác gồm Liệt mềm hay yếu, giảm phản xạ và có thể mất cảm giác.

9. Đau đầu Migraine: Dị cảm ở bàn tay, mặt và quanh môi có thể cảnh báo một đau đầu Migraine sắp xảy ra.

Một số nguyên nhân khác: Cơn thoáng thiếu máu não, Đột quỵ, Tổn thương tuỷ sống, U não, Chấn thương đầu…

Bạn hãy đến bệnh viện khám và xét nghiệm để loại trừ các bệnh lý nguy hiểm và tìm nguyên nhân để điều trị đúng nhé.


BS. Nguyễn Thị Hòa
Ý kiến của bạn