Chứng đau đầu trong kỳ kinh nguyệt: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

10-06-2022 06:15 | Sức khỏe sinh sản
google news

SKĐS - Các hormone dao động trong chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ có thể mang lại nhiều thay đổi. Một số phụ nữ có thể phải đối mặt với những cơn đau đầu trong kỳ kinh nguyệt hàng tháng.

Các loại đau đầu khác nhau có thể xảy ra xung quanh kỳ kinh của phụ nữ. Một loại là đau đầu thường do căng thẳng gây ra. Hoặc có thể bị đau đầu sau kỳ kinh nguyệt do mất máu và giảm nồng độ sắt.

Nhưng trong số các loại đau đầu khác nhau có thể xảy ra trong kỳ kinh nguyệt, đau đầu do nội tiết tốđau nửa đầu khi đến chu kỳ kinh dường như là phổ biến nhất. Nguyên nhân cơ bản là giống nhau đối với cả hai, nhưng các triệu chứng của chúng khác nhau.

Dưới đây là những điều phụ nữ cần biết về chứng đau đầu do hormone gây ra, cũng như các cách để ngăn chặn cơn đau nhói.

1. Nguyên nhân đau đầu trong kỳ kinh nguyệt

Chứng đau đầu trong kỳ kinh nguyệt: Nguyên nhân - Triệu chứng - Điều trị - Ảnh 2.

Phụ nữ bị đau đầu trong kỳ kinh nguyệt có thể xuất hiện trước chu kỳ, trong chu kỳ hoặc sau chu kỳ.

Sự thay đổi nồng độ hormone có thể gây ra đau đầu do hormone và đau nửa đầu do kinh nguyệt. Hormone điều chỉnh nhiều chức năng của cơ thể phụ nữ.

Phụ nữ bị đau đầu trong kỳ kinh nguyệt có thể xuất hiện trước chu kỳ, trong chu kỳ hoặc sau chu kỳ của họ.

Đau đầu do thay đổi nồng độ estrogen và progesterone. Estrogen là một loại hormone sinh dục nữ. Nó di chuyển qua dòng máu để gửi thông điệp đến các bộ phận khác nhau của cơ thể.

Mức độ estrogen tăng lên giữa chu kỳ kinh nguyệt. Điều này thúc đẩy việc giải phóng một quả trứng. Progesterone là một loại hormone quan trọng khác. Nồng độ hormone này tăng cao giúp trứng làm tổ trong tử cung.

Sau khi rụng trứng (quá trình phóng thích trứng từ buồng trứng), lượng hormone suy giảm. Mức độ estrogen và progesterone ở mức thấp nhất ngay trước kỳ kinh nguyệt. Chính sự sụt giảm này khiến một số phụ nữ dễ bị đau đầu hơn.

Phụ nữ cũng có thể bị đau đầu do nội tiết tố vào những thời điểm khác. Một số phụ nữ bị đau đầu nhiều hơn trong thời kỳ mãn kinh hoặc tiền mãn kinh do giảm nội tiết tố.

Mang thai cũng có thể gây đau đầu vì nồng độ hormone có thể dao động trong 9 tháng.

2. Triệu chứng

2.1 Cơn đau nhói dữ dội

Đau nửa đầu khi hành kinh được đặc trưng bởi cơn đau nhói dữ dội có thể bắt đầu ở một bên trán và di chuyển sang bên kia. Mức độ nghiêm trọng có thể khiến phụ nữ khó mở mắt, ảnh hưởng đến suy nghĩ và làm việc…

Trong khi đau đầu do nội tiết tố và đau nửa đầu do kinh nguyệt đều do hormone dao động, sự khác biệt giữa hai loại này liên quan đến mức độ nghiêm trọng của cơn đau đầu.

Đau đầu do nội tiết tố có thể từ nhẹ đến trung bình và gây ra cảm giác đau dai dẳng hoặc đau nhói. Điều đó thật phiền toái và không thoải mái, nhưng nó có thể không ảnh hưởng đến thói quen hàng ngày.

Mặt khác, chứng đau nửa đầu do kinh nguyệt có thể gây suy nhược ảnh hưởng đến khoảng 60% phụ nữ. Nếu thường xuyên bị các cơn đau nửa đầu tấn công, phụ nữ có thể dễ mắc chứng đau nửa đầu trong kỳ kinh nguyệt.

Đau nửa đầu khi hành kinh được đặc trưng bởi cơn đau nhói dữ dội có thể bắt đầu ở một bên trán và di chuyển sang bên kia. Mức độ nghiêm trọng có thể khiến phụ nữ khó mở mắt, ảnh hưởng đến suy nghĩ và làm việc…

2.2 Các triệu chứng khác

Các triệu chứng đi kèm với chứng đau nửa đầu do kinh nguyệt như buồn nôn, nôn, nhạy cảm với âm thanh, nhạy cảm với ánh sáng chói...

Đau đầu do nội tiết tố và đau nửa đầu do kinh nguyệt cũng có thể gặp các triệu chứng kinh nguyệt điển hình như đau khớp hoặc đau cơ, táo bón hoặc tiêu chảy, thèm ăn, thay đổi tâm trạng…

3. Điều trị đau đầu trong kỳ kinh nguyệt

Chứng đau đầu trong kỳ kinh nguyệt: Nguyên nhân - Triệu chứng - Điều trị - Ảnh 4.

Thuốc điều trị đau đầu trong kỳ kinh phải được các bác sĩ tư vấn và kê đơn.

Điều trị đau đầu do nội tiết tố và đau nửa đầu do kinh nguyệt tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng và hầu hết được điều trị bằng các loại thuốc.

Cấp độ thứ nhất

Thuốc giảm đau không kê đơn thường có hiệu quả. Những loại thuốc này cũng có thể làm dịu cơn đau đầu do căng thẳng và đau đầu do lượng sắt thấp. Các loại thuốc để giảm đau và viêm bao gồm ibuprofen, naproxen natri, aspirin, acetaminophen.

Caffeine là một phương thuốc hiệu quả khác cho chứng đau đầu do nội tiết tố. Ăn sô cô la và uống trà hoặc soda có chứa caffein có thể giúp giảm bớt sự khó chịu. Trên thực tế, một số loại thuốc điều trị hội chứng tiền kinh nguyệt có chứa caffeine như một thành phần. Tuy nhiên, caffeine gây nghiện và tiêu thụ quá nhiều trong kỳ kinh nguyệt có thể gây lệ thuộc. Ngừng uống caffeine đột ngột sau kỳ kinh có thể gây ra cơn đau đầu do cai nghiện.

Cấp độ tiếp theo

Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của chứng đau nửa đầu do kinh nguyệt của phụ nữ, thuốc không kê đơn có thể không mang lại kết quả như mong muốn. Có thể thử nghiệm với các loại thuốc trên, nhưng có thể cần liệu pháp hormone nếu các triệu chứng không cải thiện.

Thực hiện liệu pháp này trước chu kỳ kinh nguyệt có thể giúp cân bằng lượng hormone. Bác sĩ có thể đề nghị bổ sung estrogen để điều chỉnh sự mất cân bằng.

Nếu sử dụng biện pháp tránh thai bằng nội tiết tố, việc bỏ qua tuần dùng giả dược cũng có thể giúp cân bằng lượng hormone và chấm dứt chứng đau nửa đầu do kinh nguyệt.

Triptan là một nhóm thuốc được thiết kế để điều trị chứng đau nửa đầu nghiêm trọng. Những loại thuốc này hoạt động bằng cách kích thích serotonin. Điều này giúp giảm viêm và co mạch máu. Do đó ngăn chặn hoặc ngăn ngừa chứng đau nửa đầu.

Các loại thuốc theo toa khác được sử dụng để điều trị chứng đau nửa đầu sẽ do bác sĩ kê đơn. Nếu bị nôn hoặc buồn nôn dữ dội kèm theo chứng đau nửa đầu khi hành kinh, hãy hỏi bác sĩ về thuốc chống buồn nôn.

4. Các biện pháp khắc phục tại nhà

Chứng đau đầu trong kỳ kinh nguyệt: Nguyên nhân - Triệu chứng - Điều trị - Ảnh 5.

Châm cứu có thể giảm đau đầu trong kỳ kinh nguyệt được thực hiện bởi các bác sĩ y học cổ truyền.

Cùng với các loại thuốc điều trị, một số biện pháp khắc phục tại nhà có thể làm giảm cảm giác đau nhói, buốt và giúp kiểm soát cơn đau đầu do nội tiết tố.

Liệu pháp lạnh: Quấn một túi đá vào khăn và chườm lên trán (10 phút bật, 10 phút nghỉ). Liệu pháp lạnh có thể làm giảm viêm và giảm bớt cảm giác đau.

Bài tập thư giãn: Các bài tập như thiền, yoga và hít thở sâu có thể thư giãn cơ bắp, giảm căng thẳng và cải thiện các triệu chứng đau đầu.

Học cách thư giãn cũng dạy cách kiểm soát các chức năng khác nhau của cơ thể, như nhịp tim và huyết áp. Ít căng cơ và căng thẳng hơn có thể làm giảm mức độ nghiêm trọng của cơn đau đầu.

Châm cứu

Phụ nữ có thể nhờ đến các bác sĩ y học cổ truyền để châm cứu. Châm cứu là đưa những chiếc kim cực nhỏ vào các điểm có áp lực khác nhau trên khắp cơ thể. Nó kích thích giải phóng endorphin, là hormone được cơ thể sản xuất tự nhiên để giúp đối phó với căng thẳng và đau đớn.

Nghỉ ngơi đầy đủ

Ngủ quá ít có thể khiến cơn đau đầu trở nên trầm trọng hơn. Cố gắng ngủ ít nhất 7 - 9 giờ mỗi đêm. Cải thiện môi trường ngủ để nghỉ ngơi tốt hơn. Tắt tivi và đèn, đồng thời giữ cho phòng ngủ ở nhiệt độ dễ chịu.

Thử nghiệm với vitamin

Các loại vitamin như vitamin B2, coenzyme Q10 và magie có thể làm giảm mức độ nghiêm trọng của các cơn đau nửa đầu. Nên đi khám để được bác sĩ tư vấn trước khi bắt đầu bổ sung, đặc biệt nếu đang mang thai hoặc đang dùng thuốc.

Liệu pháp xoa bóp

Liệu pháp xoa bóp có thể thúc đẩy thư giãn cơ và giảm căng thẳng ở vai, lưng và cổ. Nó cũng có thể làm giảm mức độ nghiêm trọng và tần suất của các cơn đau đầu do căng thẳng và đau nửa đầu.

5. Khi nào đến gặp bác sĩ?

Chứng đau đầu trong kỳ kinh nguyệt: Nguyên nhân - Triệu chứng - Điều trị - Ảnh 6.

Nếu phụ nữ bị đau đầu thường xuyên và dữ dội trong kỳ kinh nguyệt nên đi khám bác sĩ.

Đi khám bác sĩ nếu phụ nữ bị đau đầu thường xuyên và dữ dội trong kỳ kinh nguyệt. Bác sĩ có thể thảo luận về khả năng điều trị bằng hormone hoặc kê đơn thuốc.

Bạn cũng nên đi khám bác sĩ nếu đau đầu có các triệu chứng như rối loạn tâm thần, co giật, nhìn một thành hai, khó nói… Những cơn đau đầu này có thể không liên quan đến kỳ kinh mà là do một tình trạng bệnh lý nghiêm trọng.

Nhiều phụ nữ bị đau đầu do nội tiết tố và chứng đau nửa đầu do kinh nguyệt, nhưng vẫn có thể giảm bớt. Phụ nữ có thể tự điều trị bằng thuốc không kê đơn và các biện pháp điều trị tại nhà có sự tham vấn cuat bác sĩ chuyên khoa.

Nếu các triệu chứng xấu đi hoặc không cải thiện, hãy đi khám bác sĩ để thảo luận về các lựa chọn thay thế khác.

5 cách đơn giản đẩy lùi tình trạng đầy hơi trong kỳ kinh nguyệt5 cách đơn giản đẩy lùi tình trạng đầy hơi trong kỳ kinh nguyệt

SKĐS - Đầy hơi là một triệu chứng khá phổ biến và gây không ít khó chịu trong thời kỳ kinh nguyệt. Thực hiện một số cách đơn giản dưới đây sẽ giúp bạn không gặp phải những khó chịu đầy hơi mỗi khi “đến tháng”.

Xem thêm video đang được quan tâm:

Lợi ích của việc khám sức khỏe tiền hôn nhân.


BS Mạnh Dũng
Ý kiến của bạn