Chứng buồn ngủ ban ngày quá mức

29-09-2018 09:37 | Thông tin dược học
google news

SKĐS - Trong vài ngày gần đây, cư dân mạng đang mỉa mai những hình ảnh được cho là các chính khách ngủ gật ngay trên chiếc ghế ngồi họp tại các hội nghị mang tầm cỡ quốc gia và quốc tế quan trọng. Không riêng gì các chính khách của Việt Nam, ngay tới các chính khách của các quốc gia lớn cũng gặp phải tình trạng này.

Tuy nhiên, có một điều mà ai cũng dễ nhận thấy là những người chủ trì các hội nghị, các bạn bè hoặc các chính khách khác cùng tham dự hội nghị không hề tỏ ý nhắc nhở những người ngủ gật. Tại sao lại như vậy? Trả lời luôn là tại vì họ hiểu, họ biết về tình trạng buồn ngủ ban ngày quá mức (excessive daytime sleepiness), đây là một tình trạng rối loạn thần kinh mạn tính chứ không phải do sự vô ý thức của người ngủ.

*****

Chứng buồn ngủ ban ngày quá mức (excessive daytime sleepiness) khá phổ biến,[1] nhưng cơ hội để tìm hiểu về y học giấc ngủ trong trường y là rất hiếm; một nghiên cứu vào năm 1998 đã chỉ ra rằng các khóa học trong trường đại học chỉ dành trung bình có 5 phút cho lĩnh vực giấc ngủ và các rồi loạn giấc ngủ.[2] Tuy nhiên, trong khoảng 20 năm gần đây, lĩnh vực giấc ngủ và các rối loạn giấc ngủ đã được quan tâm nhiều hơn. Người ta nhận thấy rằng buồn ngủ ban ngày quá mức hay còn gọi là cơn ngủ kịch phát (narcolepsy) là một tình trạng rối loạn thần kinh mạn tính, nhưng lành tính, ảnh hưởng tới điều hòa giấc ngủ và gây ra tình trạng buồn ngủ quá mức và, trong phần lớn các trường hợp, có kèm theo mất trương lực (cataplexy) (cơn suy nhược ngắn lên tình trạng kích thích cảm xúc).[3],[4]

Buồn ngủ quá mức của cơn ngủ kịch phát (narcolepsy) bao gồm cả cảm giác buồn ngủ xuất hiện mọi lúc và sự thôi thúc ngủ mạnh mẽ, đôi khi không cưỡng lại được, tái diễn liên tục trong ngày. Mong muốn này càng được nâng cao bởi những hoàn cảnh đơn điệu, thuận lợi, nhưng những giấc ngủ lại thường rơi vào thời điểm không thích hợp - ví dụ như trong bữa ăn, trong cuộc họp - là một đặc trưng của tình trạng rối loạn thần kinh mạn tính này. Những giấc ngủ của cơn ngủ kịch phát (narcolepsy) thường kéo dài từ vài phút tới vài giờ và xuất hiện vài lần trong ngày. Mất trương lực (cataplexy) đề cập tới mất trương lực cơ xương một phần hoặc toàn bộ ở cả hai bên cơ thể và mất khả năng đáp ứng với cảm xúc, đặc biệt là cảm xúc sảng khoái, tức giận và thích thú. Các cơn toàn bộ có thể dẫn tới suy sụp. Tình trạng nhận thức (awareness) thường được bảo tồn trong suốt các cơn kèo dài dưới một phút và có thể xảy ra vài lần trong ngày. Co rút bất thường các chi hoặc mặt trong các cơn mất trương lực (cataplexy) có thể dễ nhầm với động kinh (epilepsy).

Tỷ lệ lưu hành cơn ngủ kịch phát (narcolepsy) có mất trương lực (cataplexy) trong quần thể châu Âu được ước tính là 3 - 5 trường hợp/10.000 dân[5],[6],[7]; điều này chiếm khoảng 1/4 tỷ lệ bệnh xơ cứng rải rác (multiple sclerosis) ở nước Anh. Một nghiên cứu gần đây cho thấy rằng bao gồm cả các bệnh nhân không có mất trương lực (cataplexy) sẽ làm tăng ước tình này lên khoảng 1/3.[7] Rối loạn này thường bắt đầu ở độ tuổi thiếu niên hoặc 20, nhưng nó có thể xuất hiện sớm nhất là lúc 2 tuổi hoặc ở độ tuổi trung niên. Nam và nữ mắc bệnh như nhau. Thành viên trong gia đình có nguy cơ cao mắc bệnh, nó xảy ra ở 1 - 2% người thân trong thế hệ đầu tiên, nhưng lịch sử gia đình rõ ràng là điều bất thường.[8]

Cơn ngủ kịch phát (narcolepsy) là một tình trạng kéo dài suốt đời với nhiều tác động khác nhau. Các thông tin liên quan và chính xác về bệnh phải được cung cấp cho người bệnh, người thân, trường học, người sử dụng lao động và các chuyên gia y tế. Hiện nay, trên thế giới, biện pháp điều trị bệnh lý này vẫn còn rất hạn chế.

Tài liệu tham khảo

1. Guilleminault C, Brooks SN. Excessive daytime sleepiness. Brain 2001;124: 1482-91.

2. Stores G, Crawford C. Medical student education in sleep and its disorders. J R Coll Physicians Lond 1998;32: 149-53.

3. Britton T, Douglas N, Hansen A, Hicks J, Howard R, Meredith A, et al. Guidelines on the diagnosis and management of narcolepsy in adults and children. Ashtead: Taylor Patten Communications, 2002 (available at www.sleeping.org.uk or www.primarycaresleep.com).

4. Overeem S, Mignot E, van Dijk JG, Lammers GJ. Narcolepsy: clinical features, new pathophysiologic insights and future perspectives. J Clin Neurophysiol 2001;18: 78-105.

5. Hublin C, Kaprio J, Partinen M, Koskenvuo M, Heikila K, Koskimies K, et al. The prevalence of narcolepsy: an epidemiological study of the Finnish twin cohort. Ann Neurol 1994;35: 709-16.

6. Ohayon MM, Priest RG, Caulet M, Guilleminault C. Hypnagogic and hypnopompic hallucinations: pathological phenomena? Br J Psychiatry 1996;169: 459-67.

7. Silber MH, Krahn LE, Pankratz VS. The epidemiology of narcolepsy in Olmstead County, Minnesota: a population-based study. Sleep 2002;25: 197-202.

8. Mignot E. Genetic and familial aspects of narcolepsy. Neurology 1998;50(suppl 1): 516-22.


Bác sĩ Lương Quốc Chinh
Ý kiến của bạn