Cả làng ngát hương trầm khi người dân hối hả vào vụ Tết

17-01-2022 13:09 | Thời sự
google news

SKĐS - Làng nghề hương trầm tại xã Thanh Trạch (Bố Trạch, Quảng Bình) đang trong giai đoạn sản xuất cao điểm, sẵn sàng đáp ứng nhu cầu về loại hương có mùi thơm thanh tao trong dịp Tết.


Chùm ảnh: Cả làng ngát hương trầm khi người dân hối hả vào vụ Tết - Ảnh 1.

Làng Quyết Thắng (xã Thanh Trạch, huyện Bố Trạch) là một trong những làng nghề làm hương trầm nức tiếng tại Quảng Bình. Những ngày này, tại làng Quyết Thắng đâu đâu cũng là cảnh người dân tất bật, hối hả chuẩn bị hương trầm cung cấp cho dịp Tết Nguyên đán.

Chùm ảnh: Cả làng ngát hương trầm khi người dân hối hả vào vụ Tết - Ảnh 2.

Mùa làm hương trầm bắt đầu từ tháng 10 Âm lịch, nhưng phải đến cuối tháng 11 mới là khoảng thời gian nhộn nhịp nhất.

Chùm ảnh: Cả làng ngát hương trầm khi người dân hối hả vào vụ Tết - Ảnh 3.

Theo các bậc cao niên tại thôn Quyết Thắng, nghề hương trầm ở đây đã có từ hàng trăm năm trước, không ai biết chắc chắn từ năm nào nhưng được lưu truyền, phát triển đến bây giờ. Với bí quyết riêng biệt tạo nên mùi hương rất đặc trưng, làng hương trầm Quyết Thắng đã trở thành một thương hiệu nổi tiếng hàng chục năm nay và được UBND tỉnh Quảng Bình công nhận Làng nghề truyền thống vào năm 2015.

Chùm ảnh: Cả làng ngát hương trầm khi người dân hối hả vào vụ Tết - Ảnh 4.

Người làm hương phải cầu kỳ trong từng công đoạn, từ khâu chuẩn bị nguyên liệu làm bột hương, chân hương đến công đoạn quấn hương để tạo thành sản phẩm hoàn thiện.

Chùm ảnh: Cả làng ngát hương trầm khi người dân hối hả vào vụ Tết - Ảnh 5.
Chùm ảnh: Cả làng ngát hương trầm khi người dân hối hả vào vụ Tết - Ảnh 6.

Công đoạn làm chu tre cần nhiều sự khéo léo và chính xác nhất. Chu tre được làm từ những cây tre non. Sau khi lấy về, tre được ngâm trong nước khoảng 2 tháng, rồi phơi khô và chẻ nhỏ để tạo thành chu tre.

Chùm ảnh: Cả làng ngát hương trầm khi người dân hối hả vào vụ Tết - Ảnh 7.

Để làm ra loại hương trầm đạt chất lượng tốt nhất, người dân phải chuẩn bị tre, lấy lá về phơi khô, xay nhỏ rồi dùng bột sắn là chất kết dính. Qua 2 lần lá thì lớp ngoài cùng của cây hương chính là bột trầm. Để có cây hương đẹp, thơm thì mọi công đoạn đều phải hết sức tỷ mỷ.

Chùm ảnh: Cả làng ngát hương trầm khi người dân hối hả vào vụ Tết - Ảnh 8.

Bà Lê Thị Duy (70 tuổi) trú tại thôn Quyết Thắng, xã Thanh Trạch, cho biết, toàn bộ nguyên liệu làm hương đều là tự nhiên nhằm đảm bảo an toàn cho người dân sử dụng. Nguyên liệu để kết dính bột hương chính là bột sắn pha nước, không độc hại như keo công nghiệp.

Chùm ảnh: Cả làng ngát hương trầm khi người dân hối hả vào vụ Tết - Ảnh 9.

Người dân tận dụng những nơi sạch sẽ, thoáng mát cho hương trầm đón nắng để phơi hương.

Chùm ảnh: Cả làng ngát hương trầm khi người dân hối hả vào vụ Tết - Ảnh 10.

Để làm ra một cây hương trầm cũng rất phức tạp, cầu kỳ và trải qua nhiều công đoạn. Thế nhưng đổi lại, mỗi vụ Tết Nguyên đán, với khoảng 40 - 50 vạn cây hương, trung bình mỗi gia đình có thể thu về từ 30 – 50 triệu đồng.

Chùm ảnh: Cả làng ngát hương trầm khi người dân hối hả vào vụ Tết - Ảnh 11.

Thông thường sau khi hương được đóng gói, các thương lái đặt hàng từ trước sẽ đến tận nhà thu mua rồi sau đó đem đi tiêu thụ. Thị trường tiêu thụ hương không chỉ gói gọn trong xã, huyện mà mở rộng ra toàn tỉnh và các tỉnh lân cận.

Chùm ảnh: Cả làng ngát hương trầm khi người dân hối hả vào vụ Tết - Ảnh 12.

Thông tin tới PV, ông Lưu Đức Huấn, Chủ tịch UBND xã Thanh Trạch cho biết, trong thôn Quyết Thắng hầu hết các hộ dân đều làm nghề hương trầm, nghề hương trầm đã có hàng trăm năm nay. Thời gian tới, chính quyền địa phương đang cùng với thôn xây dựng thương hiệu cho hương trầm này và có những chính sách để hỗ trợ bà con mở rộng, phát triển quy mô.


Hùng Trần
Ý kiến của bạn