Hà Nội

Chữa vết thương nhờ bong bóng cá

09-05-2014 06:00 | Dược
google news

SKĐS - Bong bóng cá giúp cá có thể nổi hoặc chìm dưới làn nước theo ý muốn. Nhưng với con người, bong bóng cá còn có khả năng chữa lành vết thương. Công dụng còn ít được biết đến...

Bong bóng cá giúp cá có thể nổi hoặc chìm dưới làn nước theo ý muốn. Nhưng với con người, bong bóng cá còn có khả năng chữa lành vết thương. Công dụng còn ít được biết đến...

Chữa lành vết thương toàn thân

Ông Maurice Parkinson, 66 tuổi, đến từ Southampton (Anh) là người có thể chứng thực cho sự kỳ diệu của bong bóng cá. Ở tuổi lên 3, ông Parkinson đã bị bỏng nặng lúc đang chơi gần lò sưởi. Đôi chân và nửa phần cơ thể dưới của ông bị bỏng đến 75% và phải nằm điều trị bỏng tại bệnh viện suốt 2 năm, trải qua phẫu thuật tạo hình hầu như khắp cơ thể. Tuy nhiên, tổn thương ở vùng xương cụt rất dai dẳng và đến khi 51 tuổi, sau khi trải qua nhiều đợt cấy ghép, da tại vùng này mới ổn định. Nhưng ông vẫn phải đối mặt với một vết nứt da dài khoảng 30mm, rộng 30mm.

Vào thế kỷ 18, bong bóng cá đã được dùng để chữa lành vết thương ở Anh.

Vào thế kỷ 18, bong bóng cá đã được dùng để chữa lành vết thương ở Anh.

Ông Parkinson nhớ lại: “Vết thương có thể mất từ 6 - 9 tháng để lành, nhưng nó chỉ là tạm thời, trước khi phát bệnh lần hai”. Mặc dù hai bác sĩ phẫu thuật đã quả quyết rằng, không có cách gì có thể điều trị dứt điểm căn bệnh của Parkinson, nhưng ông không hề đầu hàng số phận. Ông bắt đầu đọc sách để tìm cách điều trị cho mình và đã khám phá một phương pháp điều trị vết thương bằng một liệu pháp rất phổ biến vào thế kỷ 18. Trong một chuyên luận từ năm 1773, một nhà khoa học tên là Humphrey Jackson đã mô tả một quá trình làm sạch vết thương bằng cách dùng thạch cá. Thạch cá được chiết xuất từ bong bóng cá, sấy khô và tán thành bột.

Thạch cá được chứng minh là có khả năng loại bỏ những vật liệu không mong muốn trong rượu, nó đã được đưa vào điều trị các vết thương bị nhiễm khuẩn. Một thời gian dài trước đó, thạch cá phục vụ cho nhu cầu của tầng lớp giàu có. Thay vì sử dụng các dải băng đàn hồi để bó bột các vết thương thì những thầy thuốc ở thế kỷ 18 đã sử dụng lụa. Và thay vì dùng kem sát khuẩn, họ đã sử dụng thạch cá. Hơn 2 thế kỷ sau đó, thạch cá đã được sử dụng để điều trị vết thương gây phiền toái của ông Maurice Parkinson. Cuối cùng kết quả cũng mỹ mãn. Bệnh nhân Parkinson nhớ lại: “Nhiều năm trước đây, tôi đã sử dụng khá nhiều loại băng y tế như loại băng ngâm tẩm, băng bột... Thậm chí, tôi đã cố gắng dùng nhiều loại đệm không khí để ngồi lên trên nhằm làm giảm bớt áp lực. Tuy nhiên, sau một thời gian dài dùng nhiều cách điều trị vết thương khác nhau, tôi đã đi đến kết luận rằng băng collagen có thể là một liệu pháp khả dụng”. Đó là thời điểm Parkinson áp dụng thạch cá.

Đầu mối nằm ở từ “coller” mà tiếng Pháp có nghĩa là “kết dính”. Hiểu đơn giản thì collagen cung cấp một cái khung tự nhiên, hay một loại ma trận, để các tế bào mới phát triển. Hơn thế nữa, quá trình sản xuất thạch cá đã diễn ra, nó là một cấu trúc 3 xoắn rất quan trọng, trong đó bao gồm các đoạn quấn của bộ ba polypeptide hay một chuỗi các axít amino làm nên collagen. Các loại cá phù hợp đầu tiên để tách lấy bong bóng là cá chép và cá tầm, tiếp đó là cá da trơn. Tuy nhiên, vào năm 1795, một kỹ sư người Scotland tên là William Murdoch đã phát minh ra một phiên bản thạch cá rẻ hơn được làm từ cá tuyết khô. Sau khi tìm ra những lợi ích của collagen, ông Parkinson đã tìm một công ty của Anh nhằm tiếp thị cho sản phẩm mới. Sau một cuộc nghiên cứu xa hơn, Parkinson đã lần ra một công ty nhỏ ở Bedfordshire có tên gọi là Medira, collagen của họ đến từ Chennai (Ấn Độ). Parkinson bắt đầu sử dụng nhiều loại băng của họ dưới các hình dáng mảnh băng, bọt biển và các loại hạt. Sau khi dùng 7 ứng dụng của băng bọt biển và 2 ứng dụng dùng băng dạng hạt, Parkinson nhận thấy rằng vết thương của ông đã lành.

Không chỉ có ông Parkinson mới là bệnh nhân Anh duy nhất mắc nợ với thạch cá. Sau một tai nạn trong kỳ nghỉ ở Sardinia, mắt cá chân của bà Gale (công dân hưu trí từ Leicestershire Maureen) bị trật khớp, nứt xương và bắp chân bị tổn thương và tạo ra vết loét ở da, bà Gale nhớ lại: “Mỗi tuần, tôi đến bệnh viện 2 lần, suốt trong 2 tháng như vậy, nhưng bệnh chẳng thấy lành. Đến khi điều trị bằng bong bóng cá, thực sự lúc này tôi chỉ nghĩ còn nước còn tát, nhưng trong vòng 8 tuần, vết loét của tôi đã biến đâu mất”.

Tốc độ chữa bệnh siêu nhanh

Tại Khoa Phẫu thuật tạo hình, Bệnh viện St Thomas’ (London, Anh), chuyên gia y tế lâm sàng Gaby de Luca đã nhìn ra giá trị sử dụng băng làm từ collagen cá được ứng dụng để chữa lành cho nhiều loại vết thương khác nhau mà phương pháp điều trị thông thường hiếm khi hiệu quả. Bà Gaby de Luca cho biết: “Chúng tôi nhận thấy rằng chúng có khả năng chữa bệnh nhanh hơn, tốt hơn so với băng truyền thống: “Khi bôi lên vết thương, collagen đóng vai trò như một cái kẹp cầm máu, giúp kích thích sự tăng trưởng của các tế bào mới từ vết thương. Sự can thiệp chăm sóc vết thương tiên tiến này có tiềm năng để đẩy nhanh tốc độ lành bệnh, giảm các triệu chứng và cải thiện chất lượng cuộc sống, mặt khác nó làm giảm đáng kể chi phí điều trị y tế dài hạn”.

Nhưng quan trọng hơn là các hạt collagen cá có thể áp dụng lên vết thương, cả ở dạng hạt hay dạng bọt biển xốp có khả năng tự phân hủy, mà không cần băng để cố định nó với vết thương. Đây là một nhân tố then chốt trong việc điều trị cho bệnh nhân với các rối loạn da mỏng manh được gọi là biểu bì bọng (hay EB), được biểu hiện dưới hình thức vết thương bị lở loét.

Thật vậy, kết quả của một cuộc thử nghiệm quy mô nhỏ, bằng cách sử dụng collagen tự động phân hủy, đã cho thấy có 8 trong số 9 bệnh nhân bị mắc bệnh EB, có độ tuổi từ 6 tháng đến 41 tuổi, mức độ bệnh đã được cải thiện hoặc lành bệnh.

(Theo Newsweek 4/2014)

  Nguyễn Thanh Hải

 


Ý kiến của bạn