Hà Nội

Chữa ngứa da theo đông y

SKĐS - Ngứa da mùa xuân có nguyên nhân chủ yếu là do huyết nhiệt trong cơ thể kết hợp với tà khí bên ngoài xâm nhập vào cơ thể lưu lại ở bì phu mà gây nên bệnh.

Đặc điểm và nguyên nhân gây ngứa da:

Trên da xuất hiện những nốt chẩn đỏ, nóng rát, ngứa; có thể kèm theo sốt, tâm phiền, sợ lạnh, họng khô, miệng khát, rêu lưỡi trắng hoặc vàng nhạt.

Trong trường hợp da khô thì tình trạng ngứa da hay gặp hơn. Bệnh nhẹ, nốt chẩn sẽ lui, giảm ngứa sau khi người bệnh vệ sinh da và uống nhiều nước.

Da cũng trở lên nhạy cảm hơn với môi trường khí hậu nóng quá hay lạnh quá, bệnh tiến triển nặng và ngứa nhiều hơn. Mặt khác, khí huyết kém, mạch máu đi nuôi cơ thể lưu thông yếu cũng gây ra ngứa da.

Triệu chứng và nguyên nhân của lưu thông máu kém | Vinmec

Mạch máu đi nuôi cơ thể lưu thông yếu cũng gây ra ngứa da.

Phép chữa ngứa da mùa xuân hạ cần dưỡng huyết, bổ âm, trừ phong, nhuận táo.

Có thể sử dụng một trong số bài thuốc sau:

Bài 1: Kim ngân hoa 12g, phù bình 8g. Sắc nước uống ngày 1 thang.

Bài 2: Vỏ núc nác 12g, kim ngân hoa 12g, lá đơn đỏ 8g. Sắc nước uống ngày 1 thang.

Bài 3: Tiên mao căn 30g, kim ngân hoa 12g, cam thảo 8g. Sắc nước uống trong ngày

Bài 4: Vỏ bí đao 24g, tang diệp12g, Sắc nước uống như trà.

Bài 5: Cúc hoa 12g, kim ngân hoa 12g, tang diệp 12g, xích thược 12g, đan bì 8g, trúc diệp 6g, bạc hà 6g, cam thảo 4g. Sắc uống ngày 1 thang.

Kim ngân hoa: Công dụng, một số bài thuốc điều trị bệnh hiệu quả

Kim ngân hoa, vị thuốc điều trị mẩn ngứa

Bài 6: Hòe hoa 24g, sinh địa 24g, thạch cao 20g, thổ phục linh 16g, kim ngân hoa 16g, ké đầu ngựa 16g, hy thiêm 16g, cây cứt lợn 12g, cam thảo đất 16g, Sắc uống ngày một thang.

Bài 7: Đương quy 12g, sinh địa 12g, bồ công anh 16g, xích thược 16g, kinh giới 10g, xuyên khung 8g, thiền thoái 6g, vỏ núc nác 12g, cam thảo 4g. Sắc uống ngày một thang.

Các bài thuốc trên, có thể sử dụng mỗi liệu trình là 7-10 ngày giúp bệnh ổn định, phòng ngừa tái phát. Trong những trường hợp bệnh tiến triển nặng, ngứa nhiều, ngứa toàn thân; phát ban kèm với sốt hoặc phát ban không kèm sốt nhưng có tổn thương ngoài da dễ gây bội nhiễm…người bệnh cần đi khám bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và điều trị hiệu quả, an toàn.

Mời bạn xem thêm video

Làm thế nào để phòng tránh đột quỵ? | SKĐS

ThS Hoàng Khánh Toàn
Ý kiến của bạn