Triệu chứng
Bình thường nhịp đập của tim dao động trong khoảng 60-80 lần mỗi phút, tim đập đều. Nhưng do một nguyên nhân nào đó làm cho nhịp đập của tim tăng lên hay chậm lại, hoặc đập không đều gọi là loạn nhịp. Y học cổ truyền quy chứng loạn nhịp tim vào chứng tâm quý (sợ hãi), chinh xung (đau chính giữa), hung tý (đau hông sườn). Mỗi thể bệnh có những triệu chứng như sau:
Điều trị
Theo lương y Phạm Như Tá (TP.HCM), với thể khí âm lưỡng hư thì phép trị là "bổ khí, dưỡng âm", dùng bài thuốc gồm các vị: mạch môn, nhân sâm, sinh địa (cùng 12g), huỳnh kỳ (chích mật), tiểu mạch (cùng 16g), chích cam thảo 8g, và 4 trái táo. Nếu có mất ngủ thì thêm sao táo nhân (16-20g), bá tử nhân 12g. Còn ở thể âm hư hỏa vượng thì phép trị là "tư âm, giáng hỏa", bài thuốc thường được dùng là "thiên vương bổ tâm đơn gia giảm", gồm các vị: sinh địa, phục thần, bá tử nhân, táo nhân (cùng 16g) đảng sâm, đơn sâm, huyền sâm, thiên ma, quy đầu (cùng 12g), viễn chí, kiết cánh (cùng 8g), mạch môn 20g, ngũ vị 4g.
Phép trị ở thể tâm tỳ đều hư là "ích khí, dưỡng huyết", bài thuốc thường dùng là "quy tỳ thang gia giảm", gồm các vị: đương quy, bạch truật (sao cám hoặc gạo), nhãn nhục (cùng 12g), đảng sâm, huỳnh kỳ (cùng 16g), chích cam thảo 4g, phục thần 10g, viễn chí, táo nhân (sao đen) - cùng 8g, mộc hương 6g, thục địa 20g, sinh khương 5g, và 3 trái táo.
Còn phép trị thể tỳ thận dương hư là "ôn bổ tỳ thận", dùng bài "phụ tứ lý trung thang gia giảm", với những vị: đảng sâm, phục linh, bạch truật, bạch thược (cùng 12g), phụ tử 10g, chích thảo 8g, nhục quế 4g.
Cách sắc (nấu) những bài thuốc trên như sau: nước thứ nhất cho các vị thuốc vào 4 chén nấu còn 1 chén, cho nước thuốc ra. Nước nhì cho 3 chén nước vào tiếp nấu còn nửa chén. Hòa hai nước lại chia làm 3 lần dùng trong ngày.