Chữa lang ben, thuốc gì?
Nguyễn V.N (Hà Nội)
Theo thư cháu mô tả thì đó là những biểu hiện khá rõ của bệnh lang ben. Bệnh thường gặp ở người trẻ, ở các vùng khí hậu nóng, ẩm và lan nhanh từ vùng da này sang vùng da khác, lây nhiễm từ người này sang người khác trực tiếp hoặc gián tiếp qua khăn lau, quần áo, giường chiếu...Điều kiện thuận lợi để phát bệnh là làn da nóng ẩm do khí hậu, hoạt động thể lực, mặc quần áo bít kín, tiết nhiều mồ hôi nhờn, sự suy giảm miễn dịch, suy dinh dưỡng cũng là những yếu tố làm bệnh dễ phát sinh. Tuy nhiên, để xác định chính xác bệnh cháu cần đi khám da liễu.
Lang ben là bệnh nấm nông ngoài da, nguyên nhân do nấm Malassezia furfur gây bệnh. Tổn thương da do lang ben thường là các dát giảm sắc tố (trắng hơn da bình thường), đôi khi là các dát tăng sắc tố (sậm hơn da bình thường) hoặc dát hồng ban (vết hồng đỏ). Bề mặt các thương tổn có vảy mịn như phấn. Những vùng da bị che kín, tiết nhiều mồ hôi nhờn như giữa lưng, ngực, mạn sườn, bụng, mặt trong cánh tay, đùi, vùng mặt. Lang ben thường gây cảm giác châm chích khi nóng nực, ngứa ít hoặc không ngứa. Bệnh rất hay tái phát, nhất là khi không biết cách phòng ngừa và điều trị đúng.
Thuốc được dùng để điều trị bệnh lang ben gồm: thuốc bôi tại chỗ và thuốc uống toàn thân.
Thuốc bôi gồm: dung dịch BSI (acid benzoic + acid salicylic + lod), ASA (acid acetylsalicylic, natri salicylat); kem, mỡ hoặc gel trong đó có chứa các loại thuốc kháng nấm như: ketoconazol, bifonazol, clotrimazol, econazol, miconazol...
Khi dùng thuốc bôi tại chỗ cần chú ý: Dung dịch ASA hoặc BSI có thể gây kích ứng da tại chỗ, gây bỏng da, lột da vì vậy không được bôi trên diện rộng, không nên bôi ở những vùng da mỏng, nhạy cảm. Không được để thuốc dính vào vùng niêm mạc và bán niêm mạc như mắt, miệng, sinh dục. Thuốc bôi dạng kem, mỡ thì cần bôi thuốc khi bề mặt da sạch, khô, không có mồ hôi. Bôi đều và để hở khoảng 30 phút rồi mới mặc áo để tránh thuốc dính vào quần áo, vừa lãng phí thuốc lại vừa mất tác dụng.
Thuốc uống toàn thân: Có thể sử dụng các loại thuốc kháng nấm nhóm imidazol (ketoconazol, itraconazol, fluconazol...), nhóm allylamin (terbinafin) và kháng sinh chống nấm griseofulvin.
Để điều trị lang ben hiệu quả cần kết hợp cả thuốc uống và thuốc bôi. Ðiều trị liên tục cho đến khi da lành, sau đó cần tiếp tục thoa ít nhất 2 tuần nữa để tránh tái phát. Nếu điều trị sau 4 tuần không có dấu hiệu cải thiện thì nên đi bác sĩ khám để được chẩn đoán kỹ hơn. Tuy nhiên, một số loại thuốc chống nấm đường uống có thể gây độc gan, vì vậy, người bệnh cần dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, không dùng bừa bãi, bệnh sẽ lây lan nhanh và nhanh tái phát.
Chúc cháu nhanh khỏi bệnh!
DS. Ngô Hà Anh
-
Từ LIỆT NỬA NGƯỜI sau tai biến đến đi lại bình thường, bí quyết của người đàn ông này cực ĐƠN GIẢN
-
Trút bỏ nỗi lo đặt stent do hẹp mạch vành, thiếu máu tim với cách này
-
Nam giới SINH LÝ KÉM, cơ thể suy nhược, tiểu đêm lâu năm phải làm sao?
-
Run tay chân không rõ nguyên nhân - vẫn có cách giảm run hiệu quả
-
Wincofood nhận danh hiệu Hàng Việt Nam chất lượng cao 2019
-
Vì sao trẻ ăn nhiều không bụ bẫm?
-
6 lợi ích của dầu thầu dầu đối với sắc đẹp và sức khỏe
-
5 thói quen làm giảm “tinh binh”
- Iran không loại trừ khả năng xung đột với Israel
- Trung Quốc hy vọng Hội nghị thượng đỉnh Mỹ Triều tại Việt Nam sẽ có kết quả tích cực
- Không có đột phá trong Brexit, Anh và EU sẽ tiếp tục tìm lối thoát
- Truyền hình trực tuyến: Phòng cảm cúm, viêm đường hô hấp giao mùa
- Bệnh sởi gia tăng, Giám đốc BV Nhiệt đới chỉ rõ sai lầm của cha mẹ khiến con nặng thêm
Gửi bài viết cho tòa soạn qua email: bandientuskds@gmail.com
Ðể không ngại dùng thuốc trị gút
Metformin kiểm soát đường huyết: Ai không nên dùng thuốc này?
Cách xử trí khi uống thuốc tránh thai Marvelon không đều
Kết hợp thuốc giảm đau, thuốc ho chứa opioid với benzodiazepines cảnh báo các hậu quả nghiêm trọng và nguy cơ tử vong
Sử dụng kháng sinh cho trẻ: Cha mẹ không được tùy tiện, bừa bãi
Sức khỏe người lớn
Sức khỏe trẻ em
Sơ cứu
Sức khoẻ tâm thần
Ẩm thực và dinh dưỡng
Sức khỏe và môi trường
Các biện pháp tránh thai
Sức khoẻ sinh sản và tình dục
Các thuật ngữ
Tìm hiểu cơ thể người
Dược
Thẩm mỹ
Trang phục
Rèn luyện
Ngôi nhà an toàn
Giải thích các xét nghiệm
Khám sức khỏe
Dinh dưỡng phòng chống ung thư
-
Da kề da được thực hiện tại BVĐK Quốc Tế Thu Cúc như thế nào?
Hầu hết nữ giới đều từng đau bụng dưới hoặc vùng chậu ở một thời điểm nào đó trong đời. Có những trường hợp không nguy hiểm nhưng có những nguyên nhân gây đau bụng dưới mà chị em không thể xem nhẹ.
- Xử lý viêm xoang không triệt để: coi chừng rước họa vào thân!
- 72 giờ vàng sữa non sau sinh - Mẹ tuyệt đối đừng bỏ lỡ
.jpg)
-
Phát hiện yếu tố mới gây ung thư miệng
SKĐS - Hiện nay, số trường hợp mắc ung thư miệng đang gia tăng ở một số quốc gia như Anh, Mỹ... Các yếu tố nguy cơ được biết đến gây bệnh lý nguy hiểm này bao gồm hút thuốc lá, uống rượu, nhiễm virut papilloma (HPV), nhai trầu... - Người Trung Quốc nhìn nhận lại Chiến tranh Tháng 2 năm 1979
- Khám miễn phí vô sinh, hiếm muộn cho hàng nghìn lượt người tại BV Bưu điện
- Khẩn cấp: "Kho máu" dự trữ sắp cạn kiệt, chỉ đủ cung cấp trong 3 ngày nữa
- Giấc mơ trường sinh bất lão và liều thuốc bất tử