Hà Nội

Chữa khỏi bệnh khiếm thính nhờ virus

12-08-2015 14:53 | Y học 360
google news

SKĐS - Các nhà khoa học Mỹ và Thụy Sĩ vừa thông báo tìm ra một đường hướng quan trọng trong việc chữa trị bệnh khiếm thính cho con người. Đó là sử dụng một loại virus được biến đổi gene.

Trong nghiên cứu thử nghiệm trên chuột, cá nhà khoa học cho biết loại virus này có thể “chỉnh sửa” lại các gene bị lỗi và tái tạo lại khả năng nghe của chuột.

Những sợi lông tai có nhiệm vụ chuyển hóa âm thanh thành các tín hiệu điện tử để não có thể dịch giải ra được.

Những sợi lông tai có nhiệm vụ chuyển hóa âm thanh thành các tín hiệu điện tử để não có thể dịch giải ra được.

Được biết, trong tai có những sợi lông nhỏ và chính chúng là bộ phận chuyển đổi các âm thanh trở thành những tín hiệu điện tử mà não bộ có thể dịch giải được. Tuy nhiên, sự biến đổi gene trong DNA của một số người đã khiến những sợi lông này không thể tạo ra những tín hiệu điện tử, do đó dẫn đến tình trạng mất đi khả năng nghe.

Trước tình trạng đó, các nhà khoa học đã phát triển một loại virus đã được biến đổi gene, có thể tác động vào các tế bào lông tai và sửa lỗi cho chúng. Các nhà khoa học đã cấy loại virus này lên những con chuột mất hoàn toàn khả năng nghe.

Kết quả, thính lực của những con chuột này tăng đáng kể, song vẫn chưa đạt được ở mức bình thường. Tuy nhiên, những con chuột này đã có thể nghe được những âm thanh ở mức ngang với tiếng động nghe từ trong ô tô đóng kín cửa. Trong vòng 6 tháng thực hiện nghiên cứu, những con chuột này cũng biểu lộ hàng loạt hành vi đáp ứng với âm thanh mà được cho rằng chúng đã nghe được.

Bác sĩ Jeffrey Holt – một trong những nhà khoa học thực hiện nghiên cứu trên – cho biết: “Việc tìm ra virus này có thể tạo tiền đề cho một phương pháp chữa bệnh khiếm thính do lỗi gene hiệu quả chỉ trong một tương lai rất gần”.

Các nhà khoa học khẳng định phương pháp sử dụng virus chữa bệnh khiếm thính trên chỉ tỏ ra hiệu quả với các bệnh nhân bị khiếm thính do di truyền, chứ hoàn toàn không thể áp dụng được đối với những người mất đi khả năng nghe do tác động của việc tiếp xúc với tiếng động quá lớn.

Hà Anh (Theo BBC)


Ý kiến của bạn