Hà Nội

Chữa hóc xương - Dễ mà khó

07-12-2010 15:30 | Y học 360
google news

Trường hợp lâm sàng tại Bệnh viện T.A (TP. Vinh - Nghệ An) là một bà cụ gần 80 tuổi được 3 người con hộ tống đến bệnh viện.

Trường hợp lâm sàng tại Bệnh viện T.A (TP. Vinh - Nghệ An) là một bà cụ gần 80 tuổi được 3 người con hộ tống đến bệnh viện. Một người con của cụ nói: Trước đây, mẹ tôi bị nôn và đại tiện ra máu, đã chữa khỏi, lần này mẹ tôi khó chịu nên đề nghị nội soi nhưng không nội soi được và gửi vào đây. Cụ nói nuốt vướng từ lâu rồi nhưng từ 3 ngày nay không nuốt được cơm, chỉ uống được nước. Có phải u thực quản? Chụp thực quản có hình ảnh ổ khuyết choán gần hết bề ngang ở 1/3 giữa. Đang giải thích chụp CT cho rõ hơn thì một người con khác nói bâng quơ: Cách đây 3 ngày, mẹ tôi ăn thịt gà rồi thấy khạc khạc. Hóc xương? Xuống phòng nội soi, chỉ chừng 15 phút, một mẩu xương gà to còn dính nhiều thịt được gắp ra. Cụ vái vái: Cảm ơn bác, nhẹ cả người rồi. Đúng là thoát hiểm trong gang tấc, cả cho người bệnh lẫn cho thầy thuốc và thầm nghĩ: nếu cụ và gia đình cho biết rõ hơn thì không đến nỗi lâu như vậy.
 Dị vật thực quản trên phim chụp CT scan.

Triệu chứng của hóc xương:

Nhìn chung, triệu chứng của hóc xương khá rõ mà ngay cả người bị cũng có thể biết để tự chẩn đoán. Trường hợp người bệnh nói trên có lẽ do tuổi tác nên không nhận biết được. Đang ăn một món ăn nào đó có xương: cá, gà, vịt, nhất là món cá có nhiều xương nhỏ, lựa không kỹ không hết. Khi nuốt phải xương sẽ cảm thấy vướng của vật rắn. Khi xương cắm vào sẽ đau và chảy máu. Mức độ đau và chảy máu tùy theo xương lớn hay nhỏ, cắm sâu hay nông. Xương có thể mắc lại ở họng, nhất là chỗ cột sau amidan, đoạn trên thực quản.

Có nên chữa mẹo? Các mẹo chữa hóc xương dân gian truyền tụng nhiều như: ăn một miếng cơm to, nuốt một miếng rau nhiều, nhá 3 cụm bèo Nhật Bản. Dùng một cây đũa cả gõ lên đỉnh đầu. Nhậm 3 hạt muối, uống 3 ngụm nước rồi cầm cây đèn dầu quay ba vòng... Thậm chí chữa bằng ngoại cảm quay dọc cành cây đang nằm ngang đường hoặc chỉ bằng một cuộc điện thoại...

Thực ra,nuốt cơm to, rau nhiều sẽ cuốn theo xương hay các thủ thuật khác chỉ hữu hiệu, đúng lúc xương tự rời ra nhưng chỉ với những xương nhỏ.

Lời khuyên

Thứ nhất, không để hóc xương. Khi ăn món có xương phải lựa thật kỹ. Chuẩn bị món có xương cho trẻ nhỏ, người cao tuổi, người mất răng phải lọc cẩn thận.

Thứ hai,khi biết mình hóc xương sau khi làm thủ thuật đơn giản như khạc thật mạnh xương không bong ra được hoặc hóc những xương lớn phải đến ngay bệnh viện để gắp. Dấu hiệu khạc ra máu là dấu hiệu cần quyết định sớm đến điều trị, đừng chần trừ mà để như ca bệnh trên, uống hết 400.000 tiền thuốc Đông y mà xương vẫn không ra rồi mới đến bệnh viện. Và hai ca khác: dùng cây đũa để đẩy xương xuống đến nỗi thủng cả thực quản, để lâu đến nỗi áp-xe thất mà vong mạng.

BS. Thành An


Ý kiến của bạn