Hà Nội

Chữa hen suyễn bằng mật ong có hiệu quả không?

16-10-2019 14:01 | Bệnh thường gặp
google news

SKĐS - Hen phế quản (hen suyễn) là tình trạng viêm mạn tính của đường thở gây sưng nề, tiết dịch (đờm), co thắt phế quản làm tắc nghẽn luồng khí thở khiến bệnh nhân gặp các triệu chứng ho, khò khè, khó thở, nặng ngực. Bệnh gây ảnh hưởng nhiều đến công việc, học tập và sức khỏe của người bệnh nên việc phát hiện và điều trị sớm là cần thiết. Ngoài dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, trong dân gian lưu truyền nhiều bài thuốc hiệu quả đối với bệnh hen. Tuy nhiên hiệu quả thực sự ra sao? Có thể giúp khỏi bệnh hen mà không cần dùng thuốc hay không?

Hen là căn bệnh nguy hiểm

Hen phế quản (hen suyễn, bệnh suyễn) là bệnh lý viêm mạn tính của niêm mạc phế quản lót trong lòng ống phế quản và kèm tăng tiết dịch thuộc hệ hô hấp trong đó có sự tham gia của nhiều tế bào và các thành phần chuyển hóa tế bào. Khi tiếp xúc với các yếu tố dị nguyên, tình trạng viêm nặng lên gây co thắt phế quản làm người bệnh khó thở và ngạt thở, lồng ngực căng phồng ứ khí, xuất hiện phản ứng viêm quá mức ở cuống phổi, gia tăng sự tạo đờm và gây tắc nghẽn đường thở từng cơn do co thắt phế quản (gọi là các cơn hen phế quản).

Cơn hen thường xảy ra vào ban đêm hay sáng sớm. Từng đợt bệnh hen phế quản tái diễn, có thể tự hồi phục hoặc do điều trị can thiệp; Tình trạng bệnh kéo dài không được điều trị hoặc điều trị kém hiệu quả có thể dẫn tới các biến chứng:

- Suy hô hấp: Người bệnh hen phế quản cấp tính hoặc ác tính thường có biến chứng này. Bệnh nhân ban đầu thấy khó thở, tím tái, đôi khi bị ngưng thở, phải dùng máy thở.

- Xẹp phổi: Xẹp phổi một hay nhiều thùy là một biến chứng thường gặp ở khoảng hơn 10% bệnh nhân hen phế quản.

- Nhiễm khuẩn phế quản: thường xuất hiện ở những bệnh nhân hen mạn tính; các virút, vi khuẩn phát triển tấn công đường mũi họng và hô hấp dưới.

- Giãn phế nang đa tiểu thùy: Khi mắc hen phế quản, sự đàn hồi của các phế nang giảm. Theo đó, khí chỉ được hít vào nhưng thở ra khó khăn khiến phổi bị tích khí (khí phế thũng) gây khó thở, tăng đờm dãi, tím tái.

- Tràn khí trung thất, tràn khí màng phổi: 5% bệnh nhân hen phế quản mạn tính gặp biến chứng này. Khi các phế nang giãn rộng, phế nang có thể bị vỡ gây tràn khí, nếu tràn khí màng phổi không được cấp cứu kịp thời sẽ gây đột tử.

- Tâm phế mạn tính: Khó thở mỗi khi gắng sức, tím tái, đau hạ sườn phải, gan to.

- Ngưng hô hấp và tổn thương não: Suy hô hấp kéo dài, khiến não thiếu oxy, ngừng hoàn toàn hô hấp, ngừng tim trong các trường hợp hen nặng.

Thuốc điều trị hen phế quản

Trước đây, việc điều trị triệu chứng - cắt cơn hen là phổ biến. Tuy nhiên, hiện nay điều trị dự phòng là chủ yếu. Mục tiêu của điều trị dự phòng hen phế quản là giúp bệnh nhân không còn cơn hen phế quản, giảm gánh nặng cho người bệnh và giảm được đợt điều trị. Người bệnh cần kiểm soát liên tục và tuân thủ nghiêm ngặt những chỉ định điều trị và điều trị dự phòng từ bác sĩ chuyên khoa. Ngoài ra, bệnh nhân cần phải chủ động phòng tránh các tác nhân gây khởi phát cơn hen.

Ngoài việc dùng thuốc kiểm soát bệnh thì có nhiều bài thuốc dân gian được truyền tai nhau thường được dùng trong điều trị hen phế quản. Mật ong là một trong những “bài thuốc” được dùng thường xuyên nhất. Vậy dùng mật ong có thể chữa được hen hay không? Hãy cùng lắng nghe chia sẻ của chuyên gia PGS.TS Đậu Xuân Cảnh – Giám đốc Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam:

Mặc dù không thể coi là thuốc điều trị kiểm soát hen phế quản nhưng với đặc tính kháng viêm, kháng khuẩn tốt nên mật ong c được sử dụng như một phương pháp bổ trợ trong điều trị hen phế quản. Một số cách dùng mật ong hiệu quả cho người mắc bệnh hen phế quản:

-  Mật ong và chanh:

Hàm lượng lớn vitamin C trong chanh tăng cường hệ thống miễn dịch. Nó cũng có tính chất sát trùng, giàu chất chống ôxy hóa giúp tiêu diệt vi khuẩn hiệu quả.

Hãy lấy nước cốt chanh, thêm một nửa thìa cà phê mật ong vào và thưởng thức. Uống nước này trong một tháng để làm thông thoáng phế quản, tăng cường miễn dịch

Mật ong, lá hẹ:

Theo Đông y, lá hẹ để tươi có tính nhiệt, nhưng khi nấu chín ăn lại có tính ôn (ấm), vị cay, đi vào các kinh can, tỳ và vị; tác dụng ôn trung, hành khí, tán độc, chữa ho cho trẻ, tiêu hóa kém, trĩ sưng đau, ra mồ hôi trộm, đi tiểu nhiều lần...

Lấy 3-5 lá hẹ rửa sạch, có thể cắt ngắn thành từng đoạn rồi cho vào chén sau đó đổ ngập mật ong rồi đem đi chưng cách thủy hoặc hấp. Đến khi thấy lá hẹ chín mềm thì có thể gạn uống hay lấy thìa tán nhuyễn lá hẹ rồi ăn. Mỗi lần sử dụng 1 thìa, chia ra ngày 2 lần.

- Mật ong, quất (tắc):

Tắc được biết đến là loại quả có tác dụng giúp tiêu đờm, trị ho, giải uất...

Sử dụng 3-4 quả tắc rửa sạch, rồi thái miếng mỏng cho vào chén sau đó đổ ngập mật ong và cho vào nồi cơm hấp hoặc chưng cách thủy khoảng 10 phút.

Có thể lấy mật ong uống hay pha với nước ấm mỗi lần lấy 1 thìa, ăn cả cái và uống nước. Chia làm 2 lần trong ngày sau khi ăn cơm.

Truy cập trang thông tin về các bệnh lý hô hấp www.benhhen.vn để tìm hiểu thêm thông tin về bệnh lý hen phế quản ở trẻ nhỏ. Tổng đài miễn cước 1800 5454 35

Thông tin tham khảo thêm về thuốc hen thảo dược – Thuốc điều trị dự phòng đã được Bộ Y tế cấp phép:

Thuốc hen P/H

Phòng cơn hen tái phát - Điều trị các thể hen phế quản

Thuốc hen P/H điều trị các thể hen phế quản có biểu hiện khó thở, ho, tức ngực, đờm nhiều; phòng cơn hen tái phát.

Thành phần chính gồm ma hoàng, tế tân, bán hạ, cam thảo, ngũ vị tử, can khương, hạnh nhân, bối mẫu, trần bì, tỳ bà diệp.

Cách dùng và liều dùng: Ngày uống 2 lần sau ăn.

Trẻ 1- 2 tuổi mỗi lần uống 10ml. Trẻ 3- 6 tuổi mỗi lần uống 15ml. Trẻ 7-12 tuổi mỗi lần uống 20ml.

Người lớn mỗi lần uống 30ml. Bệnh nặng có thể dùng gấp rưỡi liều trên. Đợt điều trị 8-10 tuần.

Nay đã có thêm dạng viên hoàn*** dành cho bệnh nhân tiểu đường.

Sản phẩm của Công ty Đông Dược Phúc Hưng (96-98 Nguyễn Viết Xuân, Hà Đông, Hà Nội).

Liên hệ 1800 545435.

Thông tin tại website hoặc facebook.

Sản phẩm này là thuốc điều trị đã được Bộ Y tế cấp phép.

Số tiếp nhận đăng ký quảng cáo 1163/12/QLD-TT.

Đọc kỹ hướng dẫn trước khi dùng.


Ý kiến của bạn