Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin quan trọng về căn bệnh hen phế quản, giúp người đọc trả lời câu hỏi chữa hen phế quản như thế nào, bệnh hen có chữa được không?
Hen phế quản là gì?
Hen phế quản là tình trạng viêm mãn tính đường dẫn khí (phế quản) gây nên phù và chít hẹp đường thở dẫn tới hiện tượng khó thở, khò khè.
Khi gặp tác nhân kích thích, tình trạng chít hẹp đường thở gia tăng càng gây khó thở, thậm chí không thở được của người bệnh, được gọi là lên cơn hen.
Dấu hiệu nhận biết hen phế quản
Các triệu chứng của hen phế quản biểu hiện khác nhau ở mỗi người và trên cùng một người chúng cũng biểu hiện khác nhau tùy theo từng thời điểm.
Sau đây là 4 triệu chứng thường thấy nhất:
- Khò khè: tiếng rít thường nghe được khi thở ra. Tiếng rít này dễ dàng được nhận ra bởi bác sĩ của bạn hay chính bạn cũng có thể nhận ra.
- Ho nhiều: ho có thể kéo dài và thường hay xảy ra. Ho cũng là dấu hiệu nặng của cơn hen ban đêm. Ho rất dễ bị nhầm lẫn với những bệnh khác. Đặc biệt ở nước ta, một số bệnh nhân bị ho do hen phế quản dễ bị chuẩn đoán nhầm là viêm phế quản, viêm họng hay thậm chí bị chuẩn đoán là ho lao.
- Nặng ngực: cảm giác giống như lồng ngực bị bóp chặt.
- Khó thở: thở nhanh, ngắn và thấy khó khăn, đặc biệt là khi thở ra.
Ở trẻ em, đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi việc chẩn đoán hen thường gặp khó khăn vì những triệu chứng của bệnh không rõ ràng. Cha mẹ cần theo dõi diễn tiến bệnh của trẻ và cho con đi thăm khám sớm.
Người bị hen thường lên cơn khó thở khi nào?
Khi hít phải những tác nhân kích thích, bệnh nhân thường lên cơn hen cấp tính, gây phù nề và chít hẹp đường thở.
Một số tác nhân cơ bản thường gây cơn hen cấp tính là:
- Thay đổi thời tiết, ban đêm.
- Phấn hoa theo mùa
- Bụi, nấm mốc, vật nuôi, các thành phần của côn trùng
- Thực phẩm như cá, trứng, đậu phộng, sữa bò, đậu nành
- Nhiễm trùng hô hấp: chẳng hạn như cảm cúm, viêm phế quản, viêm xoang
- Thuốc: Như aspirin, các thuốc kháng viêm không steroid khác…
- Hút thuốc lá, khói, mùi hóa chất, nước hoa.
- Bệnh lý trào ngược dạ dày - thực quản (GERD)
- Gắng sức, cảm xúc như: cười, khóc, hò hét, đau buồn...
Không phải tất cả những người bị hen phế quản đều bị phản ứng với cùng một tác nhân, hay nói cách khác tác nhân đối với người này nhưng chưa chắc đã phải là tác nhân của người khác.
Chữa hen phế quản như thế nào? Bệnh hen có chữa được không?
Thuốc tân dược để điều trị hen chủ yếu là thuốc giãn phế quản và chống viêm, tập trung điều trị triệu chứng là chính và được xếp thành 2 nhóm điều trị dự phòng và thuốc cắt cơn. Trong điều trị hen phế quản, các thuốc dạng hít nhìn chung được ưa chuộng hơn so với các thuốc dạng viên nén hoặc dạng lỏng được uống qua đường miệng. Các thuốc dạng hít tác động trực tiếp lên bề mặt và cơ của đường hô hấp, nơi mà các triệu chứng của hen phế quản bắt đầu. Các thuốc dạng hít bao gồm:
- Thuốc đồng vận thụ thể beta-2 (beta-2 agonist)
- Thuốc kháng hệ cholinergic (thuốc anticholinergic)
- Corticosteroids
- Cromolyn sodium
Các thuốc dạng uống bao gồm:
- Aminophylline
- Thuốc đối vận leukotriene (leukotriene antagonist)
- Viên nén corticosteroids
Ngoài hai nhóm thuốc chống viêm và giãn phế quản, trong phác đồ điều trị hen phế quản theo y học hiên đại có thể được phối hợp thêm thuốc chống dị ứng hoặc kháng sinh (nếu kèm theo bội nhiễm). Người bệnh có thể tham khảo thêm tư vấn trực tuyến "Bệnh Hen - Cách điều trị và dự phòng hiệu quả" để nắm rõ hơn thông tin từ 2 chuyên gia về cách phân biệt ba bệnh lý hen phế quản, viêm phế quản, COPD và những lưu ý trong điều trị:
- PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh – Nguyên Giám đốc Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương
- PGS.TS Đậu Xuân Cảnh – Giám đốc Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam.
Có thể thấy tân dược có ưu thế trong điều trị triệu chứng, tiện sử dụng. Nhưng nhược điểm lớn của thuốc tân dược là gây ra những hậu quả xấu nếu lạm dụng thuốc giãn phế quản, thuốc chống viêm hay chống dị ứng. Corticoid có tác dụng phụ gây loét dạ dày - tá tràng, loãng và xốp xương, ức chế miễn dịch và giảm sức đề kháng của cơ thể. Đặc biệt là có thể làm giảm phát triển chiều cao ở đối tượng trẻ em.
Đông y chữa hen phế quản ra sao?
Hen Phế Quản theo đông y thuộc chứng Háo Suyễn - Háo Rỗng, tức là khí không được liễm nạp về thận, tỳ dương hư yếu thủy thấp ứ đọng sinh ra đờm. Trong cổ họng phát ra tiếng gọi là háo (hen) thở hít gấp gáp, khí đưa lên nhiều mà đưa xuống ít gọi là (suyễn).
Nguyên nhân gây bệnh hen do ngoại cảm phải ngoại tà bên ngoài, ăn uống tình chí thất thường, làm việc quá sức. Về tạng phủ, hen phế Quản liên quan trực tiếp tới 3 Tạng Tỳ - Phế - Thận, do 3 tạng này suy yếu và không được điều hòa gây nên.
Mục đích của điều trị thuốc Đông y là điều trị toàn diện và mang tính tổng thể cao, đem lại sự cân bằng cho toàn thân, tăng sức đề kháng của cơ thể, đồng thời quan tâm đến bài trừ nguyên nhân bệnh. Trong điều trị bệnh hen phế quản bằng thuốc Đông y không chỉ là làm giảm triệu chứng, đó còn là kết quả quá trình cân bằng giữa các tạng phủ, nâng cao sức đề kháng, phòng chống tái phát.
Một số bài thuốc đông y cổ phương hiện nay có hiệu quả cao trong điều trị hen là: “Nhị trần thang hợp tam tử thang gia giảm”, “Tiểu thanh long gia giảm”, “Tiền hồ thang gia vị”… Trong đó nổi bật nhất là bài thuốc “Tiểu thanh long thang”. Và trên thị trường đã có thuốc hen thảo dược được bào chế từ bài thuốc này. Thuốc hen thảo dược hiện là thuốc thảo dược đã được Bộ Y tế cấp phép là thuốc điều trị hen, viêm phế quản mạn tính. Thuốc cho hiệu quả tốt trong điều trị dự phòng hen phế quản.
Cần tư vấn thêm, vui lòng gọi số miễn cước 1800 5454 35.
>> Xem thêm chia sẻ của người bệnh đã và đang chiến đấu ngày đêm với căn bệnh hen phế quản, viêm phế quản mạn tính tại đây.
>> Tham khảo thêm thông tin về thuốc thảo dược đã được Bộ Y tế cấp phép là thuốc điều trị:
Thuốc hen P/H
Nay đã có thêm dạng viên hoàn*** dành cho người mắc bệnh tiểu đường |