Hà Nội

Chưa hề có thử nghiệm lâm sàng chứng minh nhuỵ hoa nghệ tây chữa được ung thư

02-07-2019 06:22 |
google news

SKĐS - Thời gian gần đây cư dân mạng đang nỗi bão vì loài hoa đến từ Tây Á được mệnh danh là “vàng đỏ” có tác dụng chữa bác bệnh từ ung thư đến paringson, trầm cảm, azeimer hay trễ kinh, cải thiện sắc đẹp…

Sản phẩm quảng cáo chữa được ung thư mà rao bán trên mạng như bán hoa

Chỉ cần lên mạng gõ từ nhụy hoa nghệ tây thì ra hàng nghìn kết quả quảng cáo về loại thần dược này. Trong vai một người có nhu cầu mua nhụy hoa nghệ tây, tôi được một chủ facebook có tên N.P giới thiệu nhụy hoa này  có khả năng hỗ trợ điều trị bệnh trầm cảm, ngăn ngừa phòng chống tất cả các loại ung thư như ung thư đại trực tràng, ung thư gan, ung thư tuyến tụy, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư phổi… Không chỉ dừng lại ở đó, những người bán loại hoa này còn quảng cáo nhụy hoa nghệ tây còn chữa được cả bệnh trầm cảm, tốt cho sức khỏe tim mạch, cải thiệt thị lực, cải thiện làn da, sắc đẹp.

Một trang Fb quảng cáo về những công dụng của nhụy hoa nghệ tây

Đáng nói là giá của nhụy tây “cực chát” và mỗi nơi một giá, có nơi bán từ 200-350 nghìn đồng/1gr có nơi giá khoảng 450 nghìn/gr (tương đương với 450 triệu/kg) với lời khẳng định chắc nịch của người bán – sản phẩm của chúng tôi mới là chính hãng.

Tuy nhiên, thực hư của loài hoa được mệnh danh là “vàng đỏ” là thần dược trị bách bệnh kể cả ung thư với giá “cắt cổ” như trên bao nhiêu phần trăm là công dụng thật bao nhiêu phần trăm là được thổi phồng”.

Chưa có thử nghiệm lâm sàng nào đánh giá hiệu quả điều trị của saffron trong ung thư

Theo Ts. Nguyễn Hồng Vũ, Viện Nghiên cứu ung thư City of Hope, cố vấn khoa học Ruy băng tím – một tổ chức phi lợi nhuận về phòng chống ung thư thì saffron vẫn đang trong quá trình nghiên cứu và các kết quả vẫn chưa rõ ràng trong phòng và điều trị ung thư.

Một số trang web đưa ra nghiên cứu lâm sàng về công dụng của saffron tại Iran ở địa chỉ http://www.ncbi.nlm.nih.gov, tuy nhiên đây chỉ là nghiên cứu trên quy mô nhỏ với 13 người. Tuy nhiên, về vấn đè này, TS. Nguyễn ồng Vũ cho rằng, những nghiên cứu này Saffron không được sử dụng như một thuốc điều trị mà chỉ là hỗ trợ sau khi các bệnh nhân đã điều trị hóa trị. Do vậy, việc này  khó có thể cho thấy Saffron có hiệu quả trong điều tị ung thư hay không. Bên cạnh đó, số người tham gia thí nghiệm là 13 người lúc đầu, sau đó 6 người bỏ, 7 người còn lại tiếp tục, 4 người sử dụng Saffron, 3 người sử dụng giả dược... Kết quả phân bố rất đều ở những người này đó là có người khỏe hơn, có người lại yếu đi, có người bình thường...Không thấy có sự khác biệt rõ ràng.

Vì thế không thế kết luận được thực sự Saffron có hiệu quả hay không. Bên cạnh đó, cách thiết kế thí nghiệm của nhóm nghiên cứu này cũng không được chuẩn khi họ gom nhiều bệnh nhân ung thư khác nhau để nghiên cứu, so sánh. Có 7 người thì 5 loại ung thư khác nhau. Trong khi các loại ung thư  khác nhau có cơ chế tiến triển và mức đáp ứng khác nhau. Được biết đây là nghiên cứu của người Iran nhưng trên trang nghiên cứu lâm sàng tin cậy của thế giới thì không tìm thấy báo cáo này. Vì thế, cũng chưa có khẳng định chắc chắn những nghiên cứu này là một nghiên cứu lâm sàng thực sự.


H.Nguyên (ghi)
Ý kiến của bạn