Rối loạn tiền đình là tình trạng rối loạn hệ thống thăng bằng của cơ thể...., gây ra trạng thái mất cân bằng về tư thế, khiến người bệnh thường xuyên bị chóng mặt, hoa mắt, ù tai, buồn nôn, đi đứng lảo đảo,....Trong đó chóng mặt là biểu hiện phổ biến nhất ở đối tượng từ 40 tuổi trở lên và gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Tuy nhiên, bệnh ngày càng trẻ hóa, có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi và phổ biến hơn ở người trưởng thành.
Các bệnh nhân mắc rối loạn tiền đình thường có triệu chứng ban đầu là chóng mặt. Biểu hiện này thường thoáng qua, khiến người bệnh có tâm lý chủ quan, coi nhẹ bệnh khi thấy xuất hiện một số triệu chứng nghi ngờ bị tiền đình, không đi khám và điều trị ngay.
Điều này càng nhấn mạnh tầm quan trọng về việc hiểu và nắm rõ các dấu hiệu của bệnh để kịp thời phòng tránh, thăm khám điều trị và dự phòng các tai biến nguy hiểm.
Rối loạn tiền đình – không nên chủ quan
Rối loạn tiền đình là bệnh có khả năng chữa dứt điểm tùy vào phân loại, mức độ bệnh, khả năng đáp ứng với các biện pháp điều trị. Tuy nhiên các triệu chứng thường thoáng qua và rất khó phân biệt với các bệnh lý khác. Người bệnh thường tới khám khi bệnh đã trở nặng, dẫn đến một số biến cố tim mạch nguy hiểm như:
Trầm cảm
Dễ bị té ngã: rất nguy hiểm đặc biệt khi đang điều khiển phương tiện giao thông hoặc làm việc trên cao,..
Nguy cơ đột quỵ, tai biến
Bên cạnh đó, rối loạn chức năng tiền đình còn khiến thông tin liên lạc được truyền đạt tới bộ não bị chậm trễ hoặc sai sót, gây ảnh hưởng đến trí nhớ và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như: Alzheimer, Parkinson, thiếu máu não…
Để rối loạn tiền đình không còn là nỗi lo
"Phòng bệnh hơn chữa bệnh" là biện pháp tối ưu trong công cuộc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cộng đồng, đặc biệt với bệnh rối loạn tiền đình cũng không ngoại lệ, mỗi cá nhân nên có biện pháp phòng tránh bệnh và áp dụng vào lối sống hàng ngày như:
Luyện tập thể dục đều đặn và hợp lý
Giảm căng thẳng lo lắng
Tránh đọc sách báo khi ngồi ô tô, nên ngồi hoặc nằm ngay xuống khi thấy chóng mặt
Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày
Không sử dụng chất kích thích như bia, rượu, thuốc lá…
Đối với những người bị tiền đình, cần thận trọng khi hoạt động vùng đầu cổ.
Không nên quay cổ đột ngột hoặc thay đổi tư thế đứng lên ngồi xuống quá nhanh
Khi có dấu hiệu của bệnh, nên đi khám chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.
Ngoài ra, việc bổ sung các thực phẩm hỗ trợ có nguồn gốc từ thảo dược lành tính sẽ giúp hỗ trợ làm tăng lưu thông tuần hoàn não và bền mạch máu, hỗ trợ cải thiện tình trạng bệnh.
Brain Forte với thành phần Ginko biloba chiết xuất từ cao bạch quả kết hợp cùng enzym natokinase chiết xuất từ đậu nành lên men- nguyên liệu nhập khẩu từ Nhật Bản, được người dân Nhật Bản sử dụng thường xuyên trong bữa ăn, giúp hỗ trợ tăng tuần hoàn máu não, hỗ trợ giảm nguy cơ hình thành cục máu đông.
Brain Forte còn chứa thành phần còn chứa rutin chiết xuất từ hoa hòe, omega-3, coenzyme Q10 hỗ trợ làm bền thành mạch, hỗ trợ giảm thiểu nguy cơ gặp biến cố về tim mạch. Sử dụng thường xuyên sẽ giúp hỗ trợ giảm nguy cơ hình thành cục máu đông và tăng cường tuần hoàn máu; hỗ trợ giảm các triệu chứng của thiểu năng tuần hoàn não như rối loạn tiền đình, đau đầu, buồn nôn, hoa mắt, chóng mặt...
Sản phẩm Brain Forte được nghiên cứu và cải tiến về công thức với nguồn nguyên liệu nhập khẩu và nhà máy đạt chuẩn GMP-WHO bởi Công ty Dược phẩm và Thiết bị Y tế Hà Tây – một trong 10 công ty dược hàng đầu Việt Nam 2020 (theo Vietnam Report JSC lựa chọn)
Rối loạn tiền đình sẽ không còn là mối lo hay gây nên gánh nặng sức khỏe cho bất kỳ ai nếu chúng ta biết cách phòng bệnh thích hợp. Hãy chủ động chăm sóc sức khỏe mỗi ngày và thăm khám sức khỏe định kỳ để có một cơ thể khỏe mạnh.
Tư vấn miễn phí: 1900 88 68 34 – 024 33 522525.
Website: https://hataphar.com.vn/
Số GPQC: : 706/2021/XNQC-ATTP
Sản phẩm không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.