PGS.TS Nguyễn Duy Ánh, Giám đốc BV Phụ Sản Hà Nội - người mạnh dạn đưa kỹ thuật này về Bệnh viện cho biết, với quan niệm bào thai cũng chính là một bệnh nhân và phải điều trị khi có vấn đề bệnh lý, năm 2018 Bệnh viện Phụ sản Hà Nội đã đề xuất Bộ Khoa học và Công nghệ phê duyệt đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước về Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật sinh học phân tử can thiệp trong buồng ối nhằm tăng cơ hội được cứu sống, điều trị cho các thai nhi ngay từ trong bụng mẹ. Đến nay, BV đã thực hiện phẫu thuật 42 ca hội chứng truyền máu, 30 ca dải xơ buồng ối, và truyền ối cho 48 ca thiểu ối .
Cũng theo PGS. Ánh, không chỉ đơn thuần là kỹ thuật tiên tiến hiện đại nhất thế giới mà đây còn là việc có ý nghĩa rất nhân văn lớn. Bởi, trước đây, nếu không thực hiện kỹ thuật này thì những thai nhi không may mắn bị dị tật hoặc bất thường trong bụng mẹ bác sĩ có biết cũng không thể làm gì mà đành phải phó mặc cho số phận. Còn hiện tại, với kỹ thuật khoa học hiện đại, nếu phát hiện sớm các dị tật và bất thường của thai nhi thông qua khám sàng lọc, chúng ta có thể cứu chữa được thai nhi với tỷ lệ thành công tới 90%, trẻ sinh ra sẽ không còn bị dị tật hoặc tử vong.
PGS.TS Nguyễn Duy Ánh, Giám đốc BV Phụ sản Hà Nội người tiên phong trong việc đưa kỹ thuật can thiệp bào thai về Bệnh viện
“Qua quá trình làm chuyên môn, chúng tôi gặp không ít các trường hợp dị tật thai nhi khi đó, bác sĩ cũng chỉ biết lắc đầu và an ủi thai phụ. Đáng buồn hơn, những trường hợp này lại thường rơi vào những gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Do đó, đã thôi thúc chúng tôi tiếp cận, học tập và đưa kỹ thuật về Bệnh viện”, PGS. Ánh chia sẻ.
Nói về hiệu quả của kỹ thuật can thiệp bào thai đến thời điểm hiện tại, BSCK1. Nguyễn Thị Sim một trong những bác sĩ thực hiện kỹ thuật này cho rằng, dù đã đạt được một số thành công song các bác sĩ và Bệnh viện sẽ nỗ lực hơn nữa để chinh phục các kỹ thuật đỉnh cao khác trong lĩnh vực can thiệp bào thai còn khá mới mẻ tại Việt Nam.
Để có những kết quả như ngày hôm nay, theo Giám đốc Nguyễn Duy Ánh, BV đặc biệt nhận được sự quan tâm, ủng hộ tạo điều kiện của UBND thành phố Hà Nội, Bộ Y tế, Bộ Khoa học Công Nghệ, và các đơn vị liên quan…
Bởi, có được sự ủng hộ và quan tâm, BV đã mạnh dạn đầu tư máy móc, cử bác sĩ đi học, tiếp cận những kiến thức mới để cứu sống những thai nhi không may mắc dị tật hoặc bất thường khi còn trong bụng mẹ.
Cũng theo PGS. Ánh để chuẩn bị cho sự ra đời của kỹ thuật can thiệp bào thai, từ năm 2015, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội đã cử các bác sĩ sang Bệnh viện Necker - Trung tâm y học thai nhi lớn nhất của Pháp để học hỏi về kỹ thuật can thiệp thai nhi và BSCKI Nguyễn Thị Sim đã được cử đi học tập tại đây.
Một ca can thiệp bào thai do BS Duy Ánh cùng các đồng nghiệp của BV Phụ sản Hà Nội
Được biết, bản thân PGS.TS Nguyễn Duy Ánh cũng đã trực tiếp tham dự nhiều hội nghị khoa học chuyên ngành tại các bệnh viện hàng đầu thế giới như Anh, Pháp, Singapore... để học hỏi, tiếp thu kinh nghiệm và về chỉ đạo và trực tiếp triển khai trong nước.
Theo đó, thời gian qua, với vai trò là "đầu tàu" PGS. Ánh cùng Ban lãnh đạo BV đã thường xuyên tổ chức các hội thảo khoa học về y học bào thai với sự tham gia của các giáo sư đầu ngành. Năm 2019, Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội đã phối hợp với Trường Đại học Y Hà Nội và Bệnh viện Necker cộng hoà Pháp tổ chức lớp tập huấn kỹ thuật can thiệp bào thai cho các bác sĩ tại bệnh viện và các bác sĩ chuyên khoa sản trong cả nước. Năm 2020, do tình hình dịch COVID-19 nên BV cũng mời 4 chuyên gia đầu ngành của thế giới tham gia tập huấn trực tuyến cho BV Phụ Sản Hà Nội, BV Từ Dũ và hệ thống các BV có chuyên ngành Sản khoa...
Trong tương lai gần, bệnh viện tiến tới sẽ thực hiện các bệnh lý khác nhằm giúp thai nhi không may mắc các bệnh lý vẫn có thể phát triển tốt trong tử cung của người mẹ và chờ đến ngày chào đời. Dù đây là lối đi khó nhưng đã mang lại nhiều niềm vui, hạnh phúc cho không chỉ các bác sĩ mà cả các gia đình bệnh nhân.
H.Nguyên
-
Hiệp hội Phẫu thuật Hoàng gia Anh công nhận BV Việt Đức là Trung tâm đào tạo chuẩn toàn cầu
SKĐS - BV Việt Đức - Trung tâm ngoại khoa lớn nhất của cả nước với gần 2.500 nhân viên, hơn 1.500 giường bệnh và hơn 50 phòng mổ được trang bị hiện đại, mỗi năm thực hiện khoảng 70.000 ca mổ vừa chính thức được Hiệp hội Phẫu thuật Hoàng gia Anh công nhận là Trung tâm đào tạo theo tiêu chuẩn toàn cầu. Chứng nhận kéo dài đến tháng 2/2024. -
-
221 cán bộ rời Bạch Mai: Tôi quan tâm đến chất lượng điều trị sau ra đi
-
Chiều 18/4: Thêm 3 ca mắc COVID-19 tại Hoà Bình, Bắc Ninh và Khánh Hoà
-
Gần 68.000 người Việt đã tiêm ngừa COVID-19, sớm nghiên cứu triển khai cơ chế "hộ chiếu vắc xin"
-
Sáng 18/4: Không có ca mắc COVID-19; Bộ trưởng Bộ Y tế kiểm tra phòng chống dịch tại Kiên Giang
-
-
Giả định có ca COVID-19 để kiểm tra cách xử trí tại bệnh viện tiếp nhận người khám lớn nhất Việt Nam
-
Bộ Y tế điều chỉnh phân bổ 110.000 liều vắc xin COVID-19 của COVAX đợt 2
-
Lô thuốc giải độc Botulinum đầu tiên về đến Việt Nam
-
2 vợ chồng cấp cứu chống độc sau khi xông tinh dầu đuổi muỗi
-
TP.HCM khẩn trương tiêm vắc xin phòng COVID-19 đợt 2 cho 3 nhóm đối tượng
-
Chiều 17/4: Thêm 8 ca mắc COVID-19 tại Kiên Giang, Khánh Hoà và Đà Nẵng
-
Bộ trưởng Bộ Y tế cùng 4 Thứ trưởng kiểm tra phòng chống dịch COVID-19 các tỉnh khu vực Tây Nam Bộ
-
Việt Nam có trên 6.200 người bị bệnh máu khó đông